(Vinanet) Trong giai đoạn từ năm 2000-2012 nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, điện tử và linh kiện đạt mức tăng trung bình 25,1%, từ mức 893 triệu USD lên 13,111 tỷ USD. Mức tăng nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cũng cao hơn mức tăng trung bình của tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước (18%/năm) trong cùng thời gian. Nhập khẩu nhóm hàng này có mức tăng cao hơn xuất khẩu nên dẫn tới tình trạng nhập siêu cao
Nhóm hàng máy vi tính, điện tử và linh kiện nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 4/2013 đạt gần 1,42 tỷ USD, giảm 10,6% so với tháng trước, nhưng tăng 61,86% so với cùng tháng năm 2012.
Tính chung cả 4 tháng đầu năm 2013, cả nước nhập khẩu 5,57 tỷ USD nhóm hàng này, chiếm 13,98% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước, tăng 72% so với cùng kỳ; trong đó nhập khẩu của khu vực các doanh nghiệp FDI là 5,06 tỷ USD, tăng 67,5% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là gần 512 triệu USD, tăng 16,2% so với 4 tháng năm 2012. Dự báo nhập khẩu mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện năm 2013 sẽ lập đỉnh điểm mới trên 16 tỷ USD.
Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 1,58 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần; tiếp theo là các thị trường lớn đạt kim ngạch trên 100 triệu USD như: Trung Quốc 1,41 tỷ USD, tăng 65,1%; Singapore 627,77 triệu USD, tăng gấp 2,1 lần; Nhật Bản 500,97 triệu USD, giảm 2,1%; Malaysia 282,81 triệu USD, tăng 68,8%; Hoa Kỳ 224,35 triệu USD, giảm 30,9%; Philippines 212,19 triệu USD, tăng 159,21%; Đài Loan 199,77 triệu USD, tăng 54,5%… so với cùng kỳ năm 2012.
Đối với nhóm hàng này, Việt Nam luôn nhập siêu với quy mô lớn. Năm 2000, nhập siêu 104 triệu USD, năm 2005 là 211 triệu USD, năm 2010 lên 1,618 tỷ USD, năm 2011 nhảy vọt 3,304 tỷ USD, năm 2012 là 5,273 tỷ USD. Các thị trường Việt Nam nhập siêu nhóm hàng này 4 tháng đầu năm 2013 gồm Hàn Quốc (1,171 tỷ USD), Trung Quốc (515 triệu USD), Singapore (315 triệu USD), Nhật Bản (282 triệu USD)…
Trong 4 tháng năm 2013, mức nhập siêu tăng mạnh đạt 2,404 tỷ USD. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập siêu 1,99 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 414 triệu USD.
Như vậy, ngoài nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, một lượng lớn nhập khẩu để phục vụ tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, để giảm mức nhập siêu mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đang có xu hướng gia tăng cần phát triển công nghiệp hỗ trợ nội địa, giảm gia công lắp ráp và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu.
Các thị trường chủ yếu cung cấp máy vi tính điện tử và linh kiện cho VN 4 tháng đầu năm 2013
|
|
|
% tăng, giảm KN T4/2013 so với T4/2012
|
% tăng, giảm KN 4T/2013 so với cùng kỳ
|
Tổng kim ngạch
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|