Vinanet - Theo số liệu thống kê từ TCHQ, tháng 6/2011, cả nước đã nhập khẩu 537,1 nghìn tấn sắt thép, trị giá 502,9 triệu USD, giảm 8,14% về lượng và 7,24% về trị giá so với tháng 5. Tính chung nửa đầu năm 2011, cả nước đã nhập khẩu 3,5 triệu tấn sắt thép, trị giá trên 3 tỷ USD, giảm 14,7% về lượng nhưng tăng 8,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010.
Trong đó, lượng phôi thép nhập về trong nửa đầu năm nay là 589,8 nghìn tấn, trị giá trên 383 triệu USD, giảm 42,4% về lượng và 28,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… là những thị trường chính cung cấp sắt thép cho Việt nam trong nửa đầu năm nay. Trong đó Nhật Bản là thị trường có lượng nhập nhiều trong tháng với 183,1 nghìn tấn tăng 81,49%, trị giá 152,5 triệu USD tăng 49,8% so với tháng liền kề trước đó. Tính đến hết tháng 6, Việt Nam đã nhập khẩu trên 922 nghìn tấn sắt thép từ Nhật Bản chiếm 26,3% thị phần, trị giá 753,3 triệu USD.
Sản xuất và tiêu thụ thép 6 tháng qua, đều tăng so với cùng kỳ. Tuy nhiên mức tiêu thụ bắt đầu giảm từ tháng 5 (giảm khoảng 11,4%) và còn giảm mạnh hơn trong tháng 6 (giảm 24,6%).
Nhập khẩu phôi và thép các loại cũng đều giảm so với cùng kỳ năm 2010 và lượng nhập khẩu của các tháng không có hiện tượng tăng đột biến. Tồn kho thép thành phẩm và phôi thép ở mức cao.
Từ tháng 1 đến tháng 3, giá thép đã tăng từ 1,5 – 2 triệu đồng/tấn do chi phí đầu vào tăng. Tuy nhiên từ tháng 4 đến nay giá thép xây dựng bắt đầu chững lại do giá nguyên liệu trên thị trường thế giới ổn định, nhu cầu tiêu thụ chậm.
Để đẩy mạnh việc tiêu thụ, nhiều nhà máy đã tăng mức chiết khấu từ 500 – 900 đồng/tấn và hỗ trợ vận chuyển đến chân công trình. Tuy nhiên so với tháng 1/2011 giá thép xây dựng vẫn tăng 8 – 10% và so với cùng kỳ năm trước thì mức tăng lên tới 25- 36%.
Theo Bộ Công Thương giá thép tháng 7 sẽ không có biến động lớn do nhu cầu thị trường chưa tăng, giá nguyên liệu thế giới vẫn có xu hướng ổn định.
Thị trường nhập khẩu sắt thép các loại tháng 6/2011
ĐVT: Lượng(tấn), Trị giá (USD)