(VINANET) Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho thấy, bốn tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu 359,3 triệu USD sữa và sản phẩm, tăng 51,04% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so với tháng 4/2011, thì nhập khẩu mặt hàng này tăng mạnh, tăng 72,83%, tương đương với 104,4 triệu USD.

Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm từ 13 thị trường trên thế giới . Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường chính đều tăng. Niudilan tiếp tục là thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam, chiếm 23,3% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 33,48% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 4/2012 Việt Nam đã nhập khẩu 35,6 triệu USD sữa và sản phẩm từ thị trường này, tăng 152,52% so với tháng 4/2011.

Kế đến là thị trường Hà Lan với 13,2 triệu USD trong thang, tăng 70,2% so với tháng 4/2012. Đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2012 từ thị trường này lên 45,6 triệu USD, tăng 58,75% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy đứng thứ ba trong bảng xếp hạng về kim ngạch, nhưng nhập khẩu sữa và sản phẩm từ thị trường Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm nay lại giảm 30,07% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với 41,6 triệu USD.

Ngoài các thị trường kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu sữa từ các thị trường khác nữa như Đức, Malaisia, Thái Lan, Pháp….

Thống kê thị trường sữa và sản phẩm nhập khẩu tháng 4, 4 tháng năm 2012

ĐVT: USD

 

KNNK T4/2012

KNNK 4T/2012

KNNK T4/2011

KNNK 4T/2011

% +/- KN so T4/2011

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng KNNK

104.454.724

359.352.459

60.438.113

237.925.327

72,83

51,04

Niudilân

35.648.241

96.546.448

14.117.065

72.330.875

152,52

33,48

Hà Lan

13.242.316

45.608.763

7.780.515

28.730.406

70,20

58,75

Hoa Kỳ

11.748.752

41.627.193

15.506.956

59.525.020

-24,24

-30,07

Đức

5.002.226

25.049.841

1.688.718

4.847.758

196,21

416,73

Malaisia

4.664.863

17.165.535

 

1.735.272

*

889,21

Thái Lan

2.534.137

16.596.328

2.527.648

8.883.922

0,26

86,81

Pháp

6.611.014

16.417.439

2.620.825

8.133.460

152,25

101,85

Đan Mạch

2.938.466

14.060.930

1.703.609

3.807.225

72,48

269,32

Ba Lan

1.094.855

5.982.316

1.756.477

7.767.341

-37,67

-22,98

Oxtrâylia

754.475

4.597.300

3.809.759

10.980.316

-80,20

-58,13

Hàn Quốc

991.499

3.401.726

173.613

2.510.058

471,10

35,52

Tây ban Nha

318.566

2.977.975

1.126.609

3.585.342

-71,72

-16,94

Philippin

452.200

1.565.640

471.332

1.348.124

-4,06

16,13

Trong thời gian qua, giá sữa ngoại nhập cũng liên tục nhảy úa với những đợt tăng giá, khiến người tiêu dùng đã quay trở lại với mặt hàng sữa nội có giá mềm hơn.

Khảo sát tại thị trường sữa Hà Nội cho thấy các loại sữa Meiji tăng giá 10 -15%, nâng giá sản phẩm Meiji Gold số 3 lên 427.000 đồng/hộp, Meiji Gold số 1 lên 470.000 đồng/hộp... Đối với loại sữa Enfapro A+ hộp 900g cũng tăng lên 436.000 đồng, Anmum 800g 312.000 đồng, ABC Pediasure BA 900g có giá tới 540.000 đồng.

Sữa Angelac và Angel Grow cũng tăng giá khoảng 15% : sữa bột Angela giá từ 190.000 đồng/400g đã tăng lên 220.000 đồng. Một số dòng sữa nước nhập khẩu từ New Zealand, Úc, Pháp... cũng tăng giá 7 - 8% lên mức 50.000 - 60.000 đồng/lít.

Theo lí giải của các doanh nghiệp việc giá sữa tăng thời gian qua là do giá nguyên liệu, nhân công, vận chuyển tăng. Tuy nhiên, việc tăng này cũng do một số cửa hàng cố tình trục lợi tăng giá theo kiểu "té nước theo mưa".

Trên thực tế các mặt hàng sữa nội có giá mềm hơn rất nhiều so với sữa ngoại và chế độ dinh dưỡng cũng không thua kém gì.

Trong bối cảnh giá sữa thế giới không ổn định, việc đầu tư các trang trại chăn nuôi bò sữa để chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi, không những giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên liệu, tạo thêm việc làm cho bà con nông dân, nâng cao chất lượng sữa và đàn bò giống trong nước là hướng đi được Thủ tướng Chính phủ khuyến khích theo Quyết định 167/2001/QĐ-TTg. Tuy nhiên, nuôi và chế biến sữa cần hài hòa lợi ích.

Nguồn: Vinanet