(VINANET) Năm 2011, Việt Nam đã chi 2,3 tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chiếm 2,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 9,23% so với năm 2010, tăng 3,2% so với kế hoạch năm.
Việt Nam đã nhập khẩu thức ăn gia súc từ 25 quốc gia trên thế giới, trong đó Achentina là thị trường có kim ngạch nhập cao hơn cả, 605,9 triệu USD, chiếm 25,5% thị phần, tăng 18,6% so với năm 2010. Tính riêng tháng 12, thì nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường này lại giảm so với tháng liền kề trước đó, giảm 35,74% với kim ngạch 68 triệu USD.
Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Ấn Độ với kim ngạch nhập 97,1 triệu USD trong tháng cuối năm, tăng 192,08% so với tháng 11, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ Ấn Độ năm 2011 lên 538,9 triệu USD, tăng 28,39% so với năm 2010.
Tính đến thời điểm tháng 10, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã tăng tháng thứ 2 liên tiếp với mức tăng từ 2,8%-6,8%. Trong tháng 9, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng tăng từ 0,5 - 6% so với tháng 8.
So với thời điểm tháng 9, trong tháng 10 đa số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chủ yếu có giá tăng nhẹ, chỉ có giá sắn lát giảm, giá thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt không có biến động.
Cụ thể, trung bình giá ngô trong tháng là 7.507,5 đồng/kg, tăng 2,8% so với tháng trước. Giá khô dầu đậu tương là 10.710 đồng/kg, tăng 5%. Giá bột cá là 21.000 đồng/kg, tăng 4%. Giá cám gạo là 7.350 đồng/kg, tăng 6,5%. Giá Methionine là 120.750 đồng/kg, tăng 2,3% và giá Lyzin là 60.900 đồng/kg, tăng 6,8%. Riêng giá sắn lát khô giảm 4,8% so với tháng trước, xuống còn 6.090 đồng/kg.
Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm không đổi. Cụ thể, giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh gà Broiler là trên 10.678 đồng/kg. Giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh lợn thịt giai đoạn từ 60kg đến xuất chuồng khoảng 9.470 đồng/kg.
Trong tháng 10, Bộ Tài chính đã bác bỏ đề xuất miễn giảm thuế nhập khẩu đối với ngô, lúa mì chuyên dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi. Giải thích cho việc bác bỏ, Bộ Tài chính cho biết, nếu giảm thuế nhập khẩu của 2 mặt hàng này từ 5% xuống 0% thì việc giảm giá bán thức ăn chăn nuôi là không đáng kể (ngô giảm khoảng 1,24%; lúa mì giảm khoảng 0,6%).
Thị trường nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu năm 2011
|
|
|
|
% so T12 với T11
|
% so sánh năm trước
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Indonesia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu Vương quốc Ạâp Thống nhất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Canada
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|