(VINANET) - Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tổng số khoảng 7,5 tỷ USD nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dệt may 6 tháng đầu năm 2014, thì nhập vải là lớn nhất, chiếm tới 4,6 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2013; tiếp đến là các loại phụ liệu dệt may; nhập khẩu bông tăng 38,3%, đạt 780 triệu USD; và nhập khẩu xơ sợi tăng ít nhất 4,2%, đạt 759 triệu USD.

Trong số các thị trường cung cấp vải cho Việt Nam thì Trung vẫn là thị trường có giá trị nhập khẩu lớn, chiếm tới 45%.

Số liệu thống kê của TCHQ Việt Nam, 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 2,2 tỷ USD mặt hàng này từ Trung Quốc, tăng 26,74% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Hàn Quốc, tăng 10,79%, đạt 900,1 triệu USD; kế đến là Đài Loan, dạt 694,2 triệu USD, tăng 15,69% so với 6 tháng năm 2013.

Ngoài ba thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu vải từ các thị trường khác nữa như Nhật Bản, Hongkong, Thái Lan, Indonesia…

Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải về thị trường nhập khẩu vải các loại nửa đầu năm 2014 – ĐVT: USD

 
KNNK 6T/2014
KNNK 6T/2013
% so sánh
Tổng KN
4.593.775.515
3.941.143.522
16,56
Trung Quốc
2.251.390.957
1.776.348.947
26,74
Hàn Quốc
900.112.369
812.442.719
10,79
Đài Loan
694.290.545
600.116.910
15,69
Nhật Bản
262.536.370
260.188.207
0,90
Hong Kong
121.448.586
189.809.139
-36,02
Thái Lan
98.282.200
99.784.418
-1,51

Indonesia

36.119.962
23.150.069
56,03
Malaixia
32.289.671
29.058.287
11,12
Italia
30.700.980
26.960.095
13,88
An Độ
27.394.101
27.459.836
-0,24
Đức
23.472.817
17.735.385
32,35
Pakixtan
16.044.002
16.228.570
-1,14
Thổ Nhĩ Kỳ
15.033.807
8.950.551
67,97
Hoa Kỳ
13.040.528
10.048.944
29,77
Pháp
3.825.982
4.510.248
-15,17
Xingapo
1.300.249
1.996.332
-34,87
Bỉ
1.282.937
2.204.937
-41,82
Thụy Sỹ
860.454
1.283.434
-32,96
Philippine
577.967
1.383.476
-58,22

Đối với thị trường Trung Quốc - là công xưởng của thế giới, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng nhập khẩu từ thị trường này. Để tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường thì phải tạo được sự độc lập về mặt kinh tế, trong đó có thương mại.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, không chỉ dệt may phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu Trung Quốc. Hiện 46,3% nguyên liệu dệt may; 70,8% điện thoại và linh kiện; 50% phân bón; 35,2% máy móc, thiết bị… được Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc.

Để tránh quá phụ thuộc vào một thị trường, ngay từ lúc này, các ngành xuất khẩu cần thực hiện ngay việc điều chỉnh thị trường bằng cách xuất khẩu thông qua nước thứ ba vào Trung Quốc, hay tìm các nguồn cung thay thế. Chẳng hạn, với thị trường nguyên phụ liệu dệt may, Trung Quốc hiện chỉ chiếm khoảng 22% thị trường bông, 27% thị trường xơ nhận tạo, 31% thị trường sợi nhân tạo toàn cầu.

Theo Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam, bà Preeti Saran, doanh nghiệp dệt may Ấn Độ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam vì đây là ngành có tốc độ phát triển khá ấn tượng.

Trong khi đó, Ấn Độ là nước sản xuất vải đứng đầu thế giới với chất lượng vải sợi cotton và lụa nổi tiếng. Do vậy, cơ hội hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này là rất lớn, đặc biệt khi một số hội đồng xúc tiến thương mại chuyên lĩnh vực sợi đang bày tỏ mong muốn tìm kiếm đối tác Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, sẽ chỉ đạo các DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Dệt May Việt Nam, sớm xem xét và nghiên cứu về thị trường Ấn Độ cho việc nhập khẩu các mặt hàng liên quan nhằm từng bước giảm dần sự phụ thuộc nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Thời báo Ngân hàng

 

Nguồn: Vinanet