VINANET - Theo Liên đoàn các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (ASSOCHAM), kim ngạch nhập khẩu vàng của nước này dự kiến sẽ đạt 100 tỉ USD vào năm 2015/16.

“Mới đây, thuế hải quan của Ấn Độ là 4% sẽ không đủ khả năng điều tiết nhập khập vàng. Mỗi lần nhập khẩu vàng điều đó có nghĩa là khoản tiền dự trữ của nước này sẽ chảy vào những quốc gia khác và tạo cơ hội việc làm cho những nước đó”, báo cáo cho biết, trong khi đó thêm 100 tỉ USD nhập khẩu vàng sẽ gây sức ép lên tài khoản vãng lai của Ấn Độ và tăng thêm thặng dư. Do vậy ASSOCHAM đã tư vấn thuế nhập khẩu vàng cao hơn.

Ấn Độ đã nhập khẩu khoảng 960 tấn vàng năm 2011 phù hợp với báo cáo của Hội đồng vàng thế giới. Tuy nhiên, gần đây nhu cầu vàng đã suy yếu và một số nhà phân tích dự báo nhập khẩu vàng của nước này năm 2012 sẽ ở mức thấp hơn.

Ấn Độ sản xuất khoảng 2 tấn vàng mỗi năm trong khi nhập khẩu đạt 900 tấn. Ấn Độ là nước nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/3 nhu cầu nhập khẩu hàng năm, tăng từ 4,1 tỉ USD năm 2001/02 đến 33,8 tỉ USD năm 2010/11.

Ở mức độ này, nhập khẩu vàng là gánh nặng lớn về cán cân thanh toán và thâm hụt tài khoản vãng lai.

Theo nghiên cứu mới đây của ASSOCHAM có tiêu đề “India’ Gold Rush - ảnh hưởng và tính bền vững của nó”, tổng kim ngạch nhập khẩu vàng trong năm tài chính trước đã cao hơn tổng sản phẩm trong nước của 12 bang và ngân sách dự toán chi phí phân bón và trợ cấp thực phẩm.

Thực tế đáng kinh ngạc hơn khi nhập khẩu vàng của Ấn Độ cao hơn dự toán kinh phí chi tiêu ngân sách hàng năm về phát triển cung cấp nước đô thị và vệ sinh môi trường. Nhu cầu vàng của Ấn Độ là 37,6% nhiều hơn so với Trung Quốc, mặc dù GDP của Trung Quốc bằng 3,5 lần GDP của Ấn Độ. So với Mỹ - nước có một nền kinh tế 14 nghìn tỉ USD – gấp 10 lần kinh tế Ấn Độ - nhu cầu vàng của Ấn Độ lại gấp gần 5 lần Mỹ.

ASSOCHAM nghiên cứu cho biết, vàng là một hàng hóa không thêm nhiều năng lực sản xuất của một nền kinh tế. Hơn nữa, dự trữ ngoại hối được sử dụng để nhập khẩu vàng có thể được sử dụng để nhập khẩu hàng hóa khác. Theo đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô của Ngân hàng dự trữ Ấn Độ, thâm hụt tài khoản vãng lai là nguyên nhân liên quan nhu cầu vàng và dầu mỏ.

Tính toán dựa trên cơ sở tỉ lệ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2010/11 trên 1999/2000, kim ngạch nhập khẩu vàng có thể đạt 100 tỉ USD vào năm 2015/16. Ấn Độ là một trong những nước có tỉ lệ tiết kiệm cao nhất thế giới để điều chỉnh 30% nhưng tụt hậu so với những nền kinh tế lớn về các chỉ số kinh tế trọng điểm.

Nguồn: Internet