(VINAET) – Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, kết thúc Quí I/2015, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD, giảm 10,66% so với quí I/2014 – đây là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn đứng thứ 3, chỉ đứng sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản các mặt hàng như dệt may, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc thiết bị… trong đó hàng dệt may đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 19,4% tổng kim ngạch, đạt 635,9 triệu USD, tăng 7,87% so với quí I/2014. Là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ hai, nhưng tốc độ xuất khẩu hàng phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam sang Nhật Bản trong quí I/2015 lại giảm nhẹ so với quí I/2014, giảm 0,98%...
Nhìn chung, trong quí đầu năm 2015, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản đều có tốc độ tăng trưởng dương, số hàng hóa có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 40,5%, trong đó nếu không kể mặt hàng dầu thô thì xuất khẩu than đá sang Nhật giảm mạnh nhất, giảm 47,57%. Ngược lại, xuất khẩu mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trưởng vượt trội, tăng 823,02% so với quí I/2014 – đây cũng là mặt hàng tiềm năng của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật, kế đến là điện thoại các loại và linh kiện, tăng 159,98%, hạt điều tăng 120,18% và quặng và khoáng sản khác tăng 101,71%.
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật trong quý I/2015 – ĐVT: USD
Mặt hàng
|
Quí I/2015
|
Quí I/2014
|
% Quí I/2015 so với cùng kỳ
|
Tổng kim ngạch
|
3.273.693.430
|
3.664.470.713
|
-10,66
|
Hàng thủy sản
|
192.651.325
|
229.573.272
|
-16,08
|
Hàng rau quả
|
15.744.988
|
15.621.822
|
0,79
|
Hạt điều
|
5.442.460
|
2.364.464
|
130,18
|
cà phê
|
40.542.751
|
50.809.920
|
-20,21
|
hạt tiêu
|
7.793.035
|
4.889.343
|
59,39
|
sắn và các sản phẩm từ sắn
|
4.465.078
|
483.745
|
823,02
|
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
6.445.947
|
6.403.394
|
0,66
|
Quặng và khoáng sản khác
|
5.479.958
|
2.716.702
|
101,71
|
Than đá
|
22.021.235
|
41.999.786
|
-47,57
|
Dầu thô
|
124.069.770
|
618.641.957
|
-79,94
|
hóa chất
|
69.361.079
|
58.530.870
|
18,50
|
sản phẩm hóa chất
|
25.488.256
|
37.002.800
|
-31,12
|
Phân bón các loại
|
608.375
|
836.285
|
-27,25
|
chất dẻo nguyên liệu
|
4.808.545
|
3.117.946
|
54,22
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
110.905.567
|
121.134.206
|
-8,44
|
cao su
|
4.112.068
|
6.483.529
|
-36,58
|
sản phẩm từ cao su
|
17.153.870
|
17.660.379
|
-2,87
|
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
82.503.805
|
73.611.788
|
12,08
|
sản phẩm mây, tre, cói và thảm
|
10.715.519
|
10.770.263
|
-0,51
|
gỗ và sản phẩm gỗ
|
227.787.801
|
225.157.067
|
1,17
|
giấy và các sản phẩm từ giấy
|
16.880.109
|
17.587.113
|
-4,02
|
Xơ sợi dệt các loại
|
12.881.615
|
8.867.063
|
45,27
|
hàng dệt, may
|
635.950.158
|
589.525.342
|
7,87
|
giày dép các loại
|
161.722.466
|
142.099.083
|
13,81
|
Nguyên phụ liệu dệt may da giày
|
14.412.438
|
13.325.505
|
8,16
|
sản phẩm gốm, sứ
|
18.922.884
|
21.459.395
|
-11,82
|
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
|
23.922.117
|
22.025.083
|
8,61
|
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
|
10.076.142
|
9.382.386
|
7,39
|
sắt thép các loại
|
813.845
|
1.135.356
|
-28,32
|
sản phẩm từ sắt thép
|
61.978.025
|
54.687.261
|
13,33
|
Kim loại thường và sản phẩm
|
35.590.186
|
28.608.230
|
24,41
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
115.765.156
|
83.897.501
|
37,98
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
12.996.732
|
4.999.147
|
159,98
|
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
|
8.717.439
|
10.422.362
|
-16,36
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
337.128.416
|
323.196.736
|
4,31
|
Dây điện và dây cáp điện
|
45.201.661
|
43.782.364
|
3,24
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
496.306.583
|
501.227.410
|
-0,98
|
(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ)
Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, Nhật Bản được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành TCMN Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu còn khá khiêm tốn.
Một trong những lý do khiến hàng Việt Nam chưa vào Nhật Bản được nhiều là do tiêu chuẩn của người tiêu dùng Nhật Bản với hàng hóa rất cao. Chất lượng hàng TCMN của Việt Nam không phải không tốt mà có thể do sự khác biệt trong tiêu thụ hàng hóa mang tính văn hóa, lịch sử của người Nhật Bản mà doanh nghiệp Việt chưa nắm bắt được.
Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm TCMN cũng đang gặp khó khăn và chưa đạt yêu cầu. Độ đồng đều về chất lượng sản phẩm không cao, chất lượng mặt trái, mặt phải của sản phẩm cũng không như nhau. Mẫu mã, màu sắc, họa tiết sản phẩm cũng chưa phù hợp....
Để tiếp cận sâu hơn nữa thị trường Nhật Bản, theo ông Kohei Kataka, chuyên gia tư vấn của Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch ASEAN - Nhật Bản (AJC), doanh nghiệp Việt muốn thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) sang thị trường Nhật Bản thì tiêu chí chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Cùng với đó, công tác khảo sát thị trường cần được đầu tư mạnh hơn, tức là doanh nghiệp Việt phải tìm hiểu kỹ hơn về thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản để sản xuất ra những mặt hàng phù hợp. Chú ý khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm thì hàng TCMN Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản sẽ dễ dàng hơn.
Ông Kohei Kataka cũng cho biết thêm, đất nước Nhật Bản có rất nhiều làng nghề sản xuất hàng TCMN, vì thế hàng TCMN của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ gặp phải sự cạnh tranh. Người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Thế nhưng khi sản phẩm truyền tải được nét đặc trưng, văn hóa của Việt Nam, đồng thời thỏa mãn được phong cách, phù hợp với thái độ sống của người Nhật Bản thì hoàn toàn có thể cạnh tranh được.
Đặc biệt, người tiêu dùng Nhật Bản rất khắt khe, đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao. Ví dụ với hàng thêu, mặt phải, trái phải đẹp và kỹ như nhau, đảm bảo được chất lượng lâu bền. Với mặt hàng thời trang, vải phải sử dụng những loại hóa chất thân thiện với môi trường, không phai màu. Khi sản phẩm sử dụng vải nhuộm thủ công có khả năng phai màu phải có hướng dẫn sử dụng kèm theo.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên xây dựng, phát triển thương hiệu, kiến tạo được nhận diện sản phẩm và sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, không sản xuất đại trà với số lượng lớn.
AJC đang phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương Việt Nam hỗ trợ cho 3 doanh nghiệp Việt đạt giải thiết kế đẹp của Nhật Bản năm 2014.
Cụ thể, tháng 6/2015, những doanh nghiệp đạt giải đồng ý hợp tác sẽ được chuyên gia của AJC sang hỗ trợ thiết kế hàng mẫu. Những sản phẩm mẫu đạt yêu cầu đến tháng 10/2015 sẽ được công bố tại triển lãm thường nhật về hàng TCMN tại Nhật Bản và được Viện Phát triển thiết kế hỗ trợ quảng bá.
Đến tháng 2/2016, doanh nghiệp có sản phẩm này sẽ được mời tham dự Hội chợ Tokyo Internatinal Gift Show và triển khai bán hàng.
Nguồn: Vinanet/ htpc.gov.vn