Nhóm hàng nông sản xuất sang Nga trong thời gian này đều có tốc độ giảm về kim ngạch, cụ thể: cà phê giảm 29,79%, hạt điều giảm 56,62%, hạt tiêu giảm 68,33%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 55,22%... so với cùng kỳ.
(VINANET) - Kết thúc quí I/2015, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga giảm so với cùng kỳ, tiếp tục đà suy giảm, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 4/2015, tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang Nga giảm so với 4 tháng năm 2014, giảm 20,55%, tương ứng với kim ngạch 416,1 triệu USD.
Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu các mặt hàng như điện thoại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử, cà phê, thủy sản, giày dép…. trong đó hàng điện thoại và linh kiện có kim ngạch cao nhất, chiếm 47,6% tổng kim ngạch, với 198,2 triệu USD, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Nga 4 tháng 2015 lại giảm so với cùng kỳ, giảm 2,65%.
Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện – đây là mặt hàng tiềm năng với tốc độ tăng trưởng dương vượt trội, tăng 62,85%, đạt 40,3 triệu USD…
Nhìn chung, trong 4 tháng 2015, hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nga đều giảm kim ngạch, số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 22,7%.
Đáng chú ý, nhóm hàng nông sản xuất sang Nga trong thời gian này đều có tốc độ giảm về kim ngạch, cụ thể: cà phê giảm 29,79%, hạt điều giảm 56,62%, hạt tiêu giảm 68,33%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 55,22%, cao su giảm 54% và giảm mạnh nhất là mặt hàng hạt tiêu kim ngạch chỉ đạt 3,6 triệu USD.
Thống kê sơ bộ từ TCHQ về tình hình xuất khẩu sang thị trường Nga 4 tháng 2015- ĐVT: USD
|
KNXK 4T/2015
|
KNXK 4T/2014
|
+- (%)
|
Tổng KN
|
416.157.790
|
523.786.713
|
-20,55
|
điện thoại các loại và linh kiện
|
198.225.555
|
203.625.171
|
-2,65
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
40.366.795
|
24.787.443
|
62,85
|
ca phê
|
30.135.324
|
42.924.159
|
-29,79
|
hàng thủy sản
|
26.999.796
|
21.727.048
|
24,27
|
giày dép các loại
|
17.964.477
|
27.790.837
|
-35,36
|
hàng dệt may
|
14.234.181
|
33.625.628
|
-57,67
|
gạo
|
8.242.175
|
7.137.911
|
15,47
|
hàng rau quả
|
8.019.856
|
11.327.519
|
-29,20
|
chè
|
7.213.366
|
6.580.560
|
9,62
|
máy móc, tbi, dụng cụ phụ tùng khác
|
6.306.486
|
4.891.853
|
28,92
|
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
6.184.108
|
7.831.685
|
-21,04
|
hạt điều
|
5.696.488
|
13.130.971
|
-56,62
|
hạt tiêu
|
3.666.504
|
11.575.810
|
-68,33
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
2.722.280
|
4.082.591
|
-33,32
|
gỗ và sản phẩm gỗ
|
1.768.946
|
3.950.002
|
-55,22
|
sắt thép các loại
|
1.604.228
|
4.660.391
|
-65,58
|
cao su
|
1.276.972
|
2.776.187
|
-54,00
|
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận
|
1.271.682
|
2.843.272
|
-55,27
|
Quặng và khoáng sản
|
1.124.166
|
1.100.220
|
2,18
|
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
970.974
|
2.703.767
|
-64,09
|
sản phẩm gốm, sứ
|
486.657
|
1.655.966
|
-70,61
|
sản phẩm mây,tre, cói thảm
|
248.431
|
1.365.071
|
-81,80
|
Hồi tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Nga Dmitry Medvede đã có chuyến thăm Việt Nam. Tại cuộc gặp một số doanh nghiệp tiêu biểu của Nga và Việt Nam tại Tp.HCM, Thủ tướng Nga cho biết Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan (VCUFTA) sẽ được ký kết trong thời gian tới, mở ra cơ hội hợp tác thương mại giữa 2 nước để nâng kim ngạch xuất khẩu lên 10 tỉ USD vào năm 2020.
Sau 8 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên họp cấp kỹ thuật bắt đầu từ tháng 3-2013, FTA VCUFTA đã chính thức kết thúc vào tháng 12 năm ngoái, mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho hàng Việt vào Nga. Hai bên cơ bản thống nhất nội dung hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cao và bảo đảm cân bằng lợi ích có tính đến điều kiện cụ thể của từng bên.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh liên minh hải quan sẽ ưu đãi thuế quan, tạo nhiều cơ hội xuất khẩu đối với các nhóm hàng là thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy - hải sản, công nghiệp nhẹ. Việt Nam sẽ mở cửa có lộ trình cho hàng hóa ngành chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải từ liên minh vào thị trường. Các mặt hàng này đều không cạnh tranh với hàng Việt mà ngược lại góp phần làm đa dạng thị trường hàng tiêu dùng trong nước.
Một vấn đề các DN đang quan tâm đến việc Nga có giải pháp ổn định tỉ giá đồng rúp. Tổng giám đốc một DN xuất khẩu nông sản qua Nga cho biết công ty ông vừa phải dừng rất nhiều đơn hàng xuất khẩu sang nước này do ảnh hưởng bởi đồng rúp mất giá, khách hàng từ chối thanh toán.
Hiện khoảng 97% các giao dịch xuất nhập khẩu của DN Việt Nam với thị trường Nga đều bằng USD. Một đề xuất thanh toán trực tiếp hàng hóa bằng đồng nội tệ (VNĐ và rúp) đã được đưa ra với sự quyết tâm rất lớn của lãnh đạo cấp cao 2 nước.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nếu xuất khẩu qua Nga thanh toán trực tiếp bằng đồng rúp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều và tiết kiệm chi phí do DN do không phải đổi từ VNĐ sang USD rồi lại đổi từ USD sang rúp.
Một số DN trong ngành cà phê, dệt may, đồ gỗ cho biết rất nhiều mặt hàng xuất từ Việt Nam sang Nga nhưng không đi trực tiếp mà thường sang các nước châu Âu rồi DN ở đây mới bán tiếp sang Nga (do lượng đặt hàng từ thị trường Nga chưa nhiều). Nếu việc thanh toán trực tiếp bằng nội tệ được thực hiện sẽ thúc đẩy DN Việt và Nga tìm kiếm cơ hội trao đổi trực tiếp, xuất khẩu hàng thẳng sang Nga.
Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho rằng thị trường Nga hấp dẫn nhưng các DN thủy sản đang gặp khó khăn về quy định điều kiện xuất khẩu vào Nga. Việt Nam hiện có đến 400 DN thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường châu Âu nhưng riêng Nga chỉ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho khoảng 30 DN và phân theo mặt hàng nên tiềm năng chưa được khai thác hết.
Nếu FTA được ký kết sẽ là cơ hội lớn nhưng DN thủy sản Việt Nam cũng kiến nghị phía Nga xem xét tháo gỡ khó khăn về điều kiện xuất khẩu. Chẳng hạn, chính quyền Nga có thể theo thông lệ quốc tế, chấp nhận danh sách những công ty Việt đang làm ăn tốt với khách hàng châu Âu để hàng thủy sản xuất sang thị trường này nhiều hơn.
Theo ông Andrey Leonidovich Costin, Chủ tịch Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB), nhiều DN Việt lo lắng trước tình hình kinh tế Nga gặp khó khăn và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây nhưng các công ty của Nga vẫn hoạt động kinh doanh tốt và sẵn sàng phát triển mối quan hệ lớn với DN Việt. Dù một số biện pháp trừng phạt có thể ảnh hưởng đến vài ngành nhạy cảm như năng lượng, khai thác dầu khí, kỹ thuật quân sự nhưng nếu 2 bên quan tâm và nỗ lực thì có thể giải quyết được mọi vấn đề.
Nguồn: Vinanet/nld.com.vn