(VINANET)

Với kim ngạch sụt giảm ngay từ tháng đầu năm 2012, tuy nhiên sang đến tháng 2, ngành gỗ và sản phẩm gỗ đã khắc phục được sự giảm sút – tính chung quí I/2012 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, tăng 23,86% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 3/2012, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng 32,69% so với tháng trước đó và tăng 26,14% so với tháng 3/2011.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm quí I/2012

 

Kim ngạch

Tháng 1/2012

288.636.838

Tháng 2/2012

317.547.676

Tháng 3/2012

421.351.828

3 tháng 2012

1.027.536.342

Nhìn chung quí I/2012 xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam sang các thị trường đều giảm kim ngạch ở hầu khắp các thị trường. Giảm mạnh nhất là thị trường Hy Lạp, giảm 54,89% tương đương với 1,5 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt cũng đều tăng trưởng kim ngạch, duy chỉ có thị trường Anh là giảm nhẹ, giảm 4,5% với 47,2 triệu USD.

Thị trường chính xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam trong thời gian này là Hoa Kỳ. Tháng 3/2012 Việt Nam đã xuất khẩu 148,4 triệu USD mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ, tăng 29,36% so với tháng 2/2012 và tăng 35,38% so với tháng 3/2011, nâng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ba tháng đầu năm 2012 lên 363,7 triệu USD, tăng 33,01% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy có vị trị địa lý thuận lợi cho việc giao thương, nhưng Trung Quốc chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong quí I/2012, với 151,5 triệu USD, tăng 60,36% so với cùng kỳ năm 2011. Tính riêng tháng 3/2012, xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang thị trường Trung Quốc tăng 29,36% so với tháng 2/2012 và tăng 35,38% so với tháng 3/2011, tương đương với 75 triệu USD.

Đứng thứ ba về kim ngạch là thị trường Nhật Bản với kim ngạch xuất trong tháng là 55,1 triệu USD, tăng 8,17% so với tháng liền kề trước đó và tăng 12,92% so với tháng 3/2011 , nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản 3 tháng đầu năm lên 149,1 triệu USD tăng 21,36% so với 3 tháng năm 2011.

Ngoài ba thị trường chính kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang các thị trường khác nữa như Hàn quốc, Anh, Đức, Pháp, Canada….

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm tháng 3, 3 tháng năm 2012

ĐVT: USD

 

KNXK T3/20120

KNXK 3T/2012

KNXK 3T/2011

% +/- KN so T2/2012

% +/- KN so T3/2011

% +/- KN so cùng kỳ

tổng KN

421.351.828

1.027.536.342

829.610.563

32,69

26,14

23,86

HoaKỳ

148.441.931

363.787.777

273.508.244

29,36

35,38

33,01

Trung Quốc

75.086.539

151.586.210

94.526.073

68,31

119,32

60,36

Nhật Bản

55.114.268

149.122.434

122.876.493

8,17

12,92

21,36

Hàn Quốc

24.543.767

55.564.437

49.856.501

130,74

0,54

11,45

Anh

19.523.464

47.288.688

49.646.116

32,35

-3,23

-4,75

Đức

12.300.821

37.459.907

37.203.940

3,24

-7,52

0,69

Pháp

9.120.095

26.924.062

19.871.404

14,17

74,41

35,49

Canada

10.048.347

24.005.900

16.330.540

24,63

39,85

47,00

Oxtrâylia

7.760.086

21.856.538

16.909.245

19,37

13,53

29,26

HàLan

6.018.577

16.063.229

19.856.937

38,23

-21,41

-19,11

Đài Loan

4.675.075

13.879.424

9.779.306

-31,03

17,32

41,93

Italia

4.004.709

12.012.356

15.113.262

6,86

-19,97

-20,52

Bỉ

4.422.763

11.753.717

11.504.447

18,57

-19,08

2,17

hongkong

4.569.679

9.357.713

10.204.946

40,32

-12,84

-8,30

Thuỵ Điển

2.870.908

8.089.009

9.506.574

-1,65

-2,97

-14,91

ẤnĐộ

3.055.707

7.036.470

6.559.945

46,92

-9,94

7,26

Tây Ban Nha

1.798.518

5.738.324

8.267.524

-5,42

-24,09

-30,59

Malaixia

2.754.513

5.589.575

5.256.971

53,37

15,65

6,33

Xingapo

3.236.911

4.673.911

5.114.814

272,35

27,70

-8,62

Đan Mạch

1.854.252

4.121.322

5.614.173

22,91

-30,58

-26,59

Ba Lan

1.206.563

4.009.737

2.921.945

-13,28

20,50

37,23

Áo

1.155.390

3.395.212

1.684.149

0,61

166,55

101,60

Thổ Nhĩ Kỳ

989.135

2.985.228

3.664.545

20,90

-44,62

-18,54

Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất

711.726

2.439.260

1.683.203

-36,86

-11,35

44,92

Nga

898.141

2.276.445

1.621.118

70,73

117,11

40,42

A rập Xêut

912.706

2.208.181

464.382

16,29

356,25

375,51

Hungari

409.730

1.897.442

151.580

119,64

550,33

1,151,78

Nauy

792.334

1.864.764

2.555.583

44,06

-12,97

-27,03

Phần Lan

515.221

1.624.108

2.998.553

-35,53

-34,22

-45,84

Hy Lạp

516.966

1.518.087

3.365.488

-0,55

-60,41

-54,89

Thuỵ Sỹ

245.586

1.465.283

1.660.937

-11,46

-23,56

-11,78

TháiLan

500.294

1.177.300

640.099

108,46

64,52

83,92

Mêhicô

334.008

951.820

225.390

19,38

330,15

322,30

Nam Phi

240.136

921.604

492.374

13,09

16,72

87,18

Séc

336.931

885.423

713.443

98,81

284,13

24,11

Bồ Đào Nha

112.355

585.307

1.029.117

-60,55

-74,56

-43,13

Cămpuchia

150.610

480.890

290.375

-9,32

25,11

65,61

Ucraina

36.823

344.143

231.312

-79,64

-71,29

48,78

Tuy xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam đã tăng trong quí đầu năm nay, nhưng vẫn là hàng thô như dăm gỗ, vỗ vụn… trong khi vẫn phải nhập khẩu ván nhân tạo. Đây là chưa kể nguồn nguyên liệu sẽ ngày càng eo hẹp.

Dẫn số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, tháng 3/2012, Việt Nam đã nhập khẩu 132,3 triệu USD gỗ và sản phẩm, tăng 26,7% so với tháng liền kề trước đó, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này quí I/2012 lên 332,2 triệu USD, tăng 35,25% so với cùng kỳ năm 2011.

Tiếp tục là những thị trường chính xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam trong quí I/2012, ngược lại Việt Nam cũng nhập khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm từ thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu là thị trường Hoa Kỳ, tới trên 43 triệu USD, tăng 52,72% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 3/2012, thì nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ thị trường Hoa kỳ lại giảm nhẹ so với tháng trước đó, giảm 7,66%, tuy nhiên lại tăng 29,99% so với tháng 3/2011.

Đứng thứ hai sau Hoa Kỳ là thị trường Trung Quốc với kim ngạch nhập trong tháng là 17,1 triệu USD, tăng 90,97% so với tháng liền kề trước đó và tăng 50,59% so với tháng 3/2011, nâng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ thị trường này quí I/2012 lên 39,6 triệu USD, tăng 44,23% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ các thị trường khác như: Malaixia, Thái Lan, Niuzilan, Cămpuchia…

Thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm tháng 3, 3 tháng 2012

ĐVT: USD

 

KNNK T3/2012

KNNK 3T/2012

KNNK 3T/2011

% +/- KN so T/2012

% +/- KN so T3/2011

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng kim ngạch

132.383.421

332.290.228

245.617.182

26,70

-34,20

35,29

Hoa Kỳ

17.094.543

43.108.036

28.227.006

-7,66

29,99

52,72

Trung Quốc

17.189.175

39.677.215

27.508.892

90,97

50,59

44,23

Malaixia

9.813.820

24.358.355

19.779.513

5,24

49,84

23,15

Thái Lan

8.439.585

22.100.650

13.515.918

5,88

62,38

63,52

NiuZilân

4.005.070

13.489.995

10.341.862

-38,51

4,32

30,44

Cămpuchia

3.654.171

7.946.857

7.519.420

71,80

1,22

5,68

Braxin

2.696.424

7.281.683

7.126.277

-10,76

-14,61

2,18

Indonesia

2.594.046

6.720.803

4.349.414

12,30

52,02

54,52

Phần Lan

1.221.423

2.313.973

2.165.615

95,76

30,53

6,85

Đức

574.419

2.032.054

1.953.121

-18,22

-33,98

4,04

Đài Loan

1.008.119

1.995.659

1.308.827

54,59

56,18

52,48

Oxtrâylia

410.584

1.738.695

640.569

-55,84

85,47

171,43

Thuỵ Điển

901.138

1.389.841

1.859.412

135,99

37,15

-25,25

Nhật Bản

401.562

1.380.907

1.046.333

-46,38

21,18

31,98

Canada

274.172

964.970

1.442.842

-3,14

-41,38

-33,12

Italia

472.983

940.723

1.335.842

52,76

39,50

-29,58

Hàn Quốc

291.891

876.174

1.464.710

47,83

-50,73

-40,18

Pháp

272.947

789.587

1.401.644

-0,64

-52,64

-43,67

Achentina

276.058

699.939

563.171

35,99

14,66

24,29

Nam Phi

256.490

499.592

291.558

95,60

193,98

71,35

Nga

122.181

299.887

304.217

12,01

-32,25

-1,42

Anh

75.248

139.858

137.606

70,43

*

1,64

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest), kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2011 đạt giá trị xuất khẩu  lên tới 3,9 tỷ USD, tăng 14,4% so với 2010. Dự báo, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu gỗ có thể vượt 4 tỉ USD.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu kim ngạch là 7 tỷ USD vào năm 2020 như chiến lược đã đề ra, trong những năm tới, ngành gỗ phải tiếp tục đạt mức tăng trưởng khoảng 35%/năm.

Kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Việt Nam năm 2011 tăng  17,6% so với năm 2010, đạt khoảng 1,354 tỉ đô la. Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khoảng 3-3,5 triệu m3 gỗ từ nước ngoài phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến, trong đó Lào hiện đang là nước dẫn đầu trong số 10 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất vào Việt Nam với gần 314 triệu đô la, tăng 92,8% so với năm 2010. Cùng với  Lào, Mianma, Campuchia và Indonesia tiếp tục nằm trong 10 nước có kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất vào Việt Nam.

Đầu năm 2011, các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu gặp khó khăn về nguồn cung do nguồn gỗ từ Lào và Campuchia đang cạn kiệt, giá gỗ nguyên liệu trên thị trường Malaysia (thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam) tăng mạnh. Ngoài ra, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam như Mỹ và EU sẽ buộc doanh nghiệp xuất khẩu gỗ phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn mới khi xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường này, nhất là các quy định về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu.

Điểm đáng quan ngại trong cán cân nhập gỗ của Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước hiện vẫn sử dụng tương đối nhiều gỗ các nguồn gốc từ rừng nhiệt đới, trong số đó có một số lượng gỗ lớn chưa đạt chứng chỉ. Đây cũng có thể là lý do khiến các thị trường tiềm năng thận trọng và dè dặt hơn trong việc nhập gỗ và các sản phẩm gỗ từ Việt Nam, nhất là khi các hiệp ước về quản trị thương mại lâm sản được áp dụng trên diện rộng.

Do vậy, một mặt các doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa nguồn cung. Mặt khác, trong quá trình giao dịch, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý về các quy định hạn chế và cấm xuất khẩu gỗ tươi cũng như nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm để có thể sử dụng để chế biến các sản phẩm gỗ xuất khẩu ra thế giới đặc biệt là sang thị trường EU hay Mỹ.

 

Nguồn: Vinanet