Bên cạnh việc phục vụ cho nhu cầu nội địa, rơm rạ cũng được xuất khẩu ra một số nước khác để phục vụ nhu cầu sản xuất, chăn nuôi, làm hàng mỹ nghệ… và đặc biệt là sản xuất điện năng.

Phần lớn, người mua rơm dùng vào việc kệ lót cho các loại hàng hoá như trái cây, sành sứ… vừa có tác dụng không bị cấn, bầm, bể, vừa hút được ẩm. Loại rơm lúa mùa có giá cao hơn lúa thời vụ từ 1.500 – 2.000 đồng.

Ngoài ra, hiện nay, đang có nhiều quốc gia có nhu cầu nhập khẩu gạo để nghiên cứu và sản xuất điện năng.

Ở nhiều nước sản xuất gạo trên thế giới, rơm rạ là mặt hàng phế phẩm sau khi thu hoạch giờ đây đã đưa lại một số tiền nhất định cho nông dân địa phương. Rơm rạ đốt lên sẽ sản sinh ra một lượng hơi nóng dùng để sản xuất điện. Tro rơm rạ sau khi đốt cũng được để bán cho các nhà máy xi măng, các nhà máy đó dùng tro này để làm chất trộn lẫn với xi măng không gây hại cho môi trường (hay còn gọi là sản phẩm thân thiện với môi trường) với giá rẻ hơn. Gọi là sản phẩm thân thiện với môi trường vì việc sản xuất xi măng ngày nay đang góp 4% vào việc gây ra hiệu ứng nhà kính nên việc sản xuất xi măng giảm đi là giảm được một phần đáng kể của nguy cơ này.

Thái Lan và Indonesia là những quốc gia ở khu vực Đông Nam Á sớm nghiên cứu đưa rơm rạ vào sản xuất điện. Và đây đang là đề án hy vọng sẽ cung cấp nguồn điện năng phong phú ở châu Á. Dự án đang tiến hành ở giai đoạn cuối cùng ở các tỉnh miền Trung Thái Lan và đảo Bali (Indonesia). Ngoài việc có thể lấy được điện, dự án xây dựng nhà máy sử dụng điện nhiên liệu là rơm rạ này cũng đưa lại những lợi ích khác cho người nông dân như: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thu nhập cho người nông dân bên cạnh các sản phẩm thứ yếu có giá trị khác.

Như một nhà máy sản xuất điện đặt tại tỉnh Pichit, Thái Lan cần tiêu thụ 150.000 tấn rơm rạ mỗi năm. Để có đủ chừng đấy nhiên liệu để sản xuất điện năng, nhà máy đã ký hơn 100 hợp đồng với các câu lạc bộ nông dân ở các vùng lân cận. Triển vọng như thế cũng giống ở Bali và đưa lại nhiều việc làm cho người dân địa phương, từ công việc thu mua rơm rạ, đóng thành kiện, chuyên chở về nhà máy và trực tiếp tham gia sản xuất… Sản phẩm điện sẽ được bán cho công ty điện lực quốc gia Indonesia, với doanh thu 9 triệu 300 ngàn đô-la mỗi năm. Trong khi đó rơm rạ sẽ bán cho các công ty xi măng với trị giá 500 nghìn đô-la mỗi năm. Hiện tại, nhà máy sản xuất điện từ rơm rạ Pichit đã nhận được các đơn đặt hàng mua tro rơm rạ của các công ty xi măng trong vùng.

Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp