Về thị trường: Trong tháng 6/2008, thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của nước ta là Cuba đã vượt qua Philippin- thị trường luôn dẫn đầu về tiêu thụ gạo của nước ta đạt 85.200 tấn với trị giá 102,6 triệu USD, tăng 27,9% về lượng và tăng 48,1% về trị giá so với tháng 5/08. Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 336.376 tấn với trị giá 296,8 triệu USD tăng 203,9% về lượng và tăng 699,4% về trị giá so với cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta là Philippin lại giảm mạnh đạt 61.542 tấn với trị giá 58,3 triệu USD, giảm 77,5% về lượng và giảm 73,9% về trị giá so với tháng 5/08. Tuy nhiên, tổng lượng gạo xuất khẩu của nước ta trong 6 tháng đầu năm sang thị trường này đạt 1.101.806 tấn, với trị giá 633,6 triệu USD, tăng 40,7% về lượng và tăng 158,6% về trị giá so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang thị trường Angôla với mức tăng đột biến, tăng tới 148,1% về lượng và tăng 224,3% về trị giá so với tháng trước, đạt 25.600 tấn, với trị giá 19,4 triệu USD. Xuất khẩu gạo sang thị trường Nga cũng có mức tăng vọt, đạt 8.097 tấn, trị giá 5,768 triệu USD, tăng 129,5% về lượng và tăng 137% về trị giá so với tháng 5/08. Nâng tổng lượng xuất khẩu gạo của nước ta sang thị trường này đạt 36.426 tấn, trị giá 20,21 triệu USD, tăng 168,4% về lượng và tăng 316% về trị giá.
Đặc biệt, thị trường Ba Lan là thị trường có kim ngạch không cao nhưng lại là thị trường có sự tăng trưởng mạnh nhất với mức tăng 153,9% về lượng và 187,9% về trị giá so với tháng trước đạt 438 tấn, với trị giá 953,2 nghìn USD. Nâng tổng lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm sang thị trường này lên tới 6.348 tấn, với trị giá 3,6 triệu USD.
Tiếp đến, xuất khẩu gạo sang thị trường Lituania cũng có mức tăng vọt đạt 1.500 tấn, với trị giá 1,2 triệu USD, tăng 30,6% về lượng, tăng 49,8% về trị giá. Tính chung 6 tháng, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 2.791 tấn, với trị giá 1,68 triệu USD, tăng 564,5% về lượng và tăng 945,6% về trị giá so với cùng kỳ.
 
Về chủng loại: Trong tháng 6/08 gạo 15% tấm vẫn là chủng loại gạo xuất khẩu đứng đầu và có trị giá lớn nhất, đạt 85.950 tấn, với trị giá 103,2 triệu USD, giảm 6,7% về lượng nhưng lại tăng 17,1% về trị giá so với tháng 5/08. Trong đó, thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Cuba, Phillippin và Lituania với giá trung bình là 1.201 USD/tấn, tăng 25,5% so với tháng 5/08. Tiếp đến là gạo 25% là chủng loại gạo có trị giá đứng thứ 2 đạt 59.017 tấn, với trị giá 56,3 triệu USD, giảm 77,1% về lượng và giảm 73,5% về trị giá so với tháng 5/08. Thị trường tiêu thụ chính là Philippin và Tanzania với mức giá trung bình là 953,7 USD/tấn, tăng 11,7% so với tháng 5/08.

Nguồn: Vinanet