(Vinanet) Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành Nhựa đạt trên 2,2 tỉ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt trên 1,82 tỷ USD, tăng 13,92% so với năm 2012.

Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, xuất khẩu của  ngành Nhựa đã đi vào chiều sâu. Cụ thể, trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt hơn 407 triệu USD, tăng 25% về lượng và 57% về kim ngạch so với năm 2012. Nguyên liệu chất dẻo là mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao nên giá trị gia tăng thu được trong kim ngạch xuất khẩu cao hơn xuất khẩu sản phẩm nhựa thuần túy.

Trong năm 2013, ngành nhựa có hơn 20 chủng loại sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường, trong đó có 6 loại sản phẩm đạt kim ngạch ước trên 100 triệu USD. Đặc biệt, 4 sản phẩm là túi nhựa; tấm, phiến, màng nhựa; các sản phẩm dùng trong vận chuyển, đóng gói và vải bạt có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 150 triệu USD. So với năm 2012, trong năm 2013 có một số sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như túi nhựa (27%); tượng nhỏ, chậu hoa và các đồ trang trí (26,4%); các loại ống và phụ kiện, nắp, mũ, van (27,9%)…

Đến nay, sản phẩm nhựa Việt Nam đã xuất khẩu vào 151 thị trường trên thế giới, trong đó có cả những thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao như Nhật Bản, Mỹ, Đức, EU. Hiện Nhật Bản là thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của ngành nhựa Việt Nam, đạt 424,35 triệu USD, tăng 17,15% so với năm 2012, chiếm 23,35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Nhật Bản là thị trường lớn nhiều tiềm năng, vì vậy các doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư, nghiên cứu sản phẩm, khảo sát thị trường để khai thác cơ hội ở thị trường Nhật. Hiện, ngành Nhựa Việt Nam đang xuất khẩu 20 chủng loại sản phẩm nhựa vào Nhật Bản, đặc biệt trong đó có 15 chủng loại sản phẩm nhựa đạt kim ngạch trên 1 triệu USD.

Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang Hoa Kỳ đạt 213,06 triệu USD đứng vị trí thứ 2, tăng 26,54% và chiếm 11,72% trong tổng kim ngạch. Năm 2014 là năm Mỹ áp dụng thủ tục “rà soát hoàng hôn” (sunset review) kết thúc chu kỳ áp thuế chống bán phá giá 5 năm qua đối với mặt hàng túi nhựa PE Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ kể từ năm 2009. Với “Rà soát hoàng hôn”, Mỹ sẽ xem xét lại việc có, hoặc không, chấm dứt việc áp thuế chống bán giá nói trên từ thị trường Việt Nam. Nếu Mỹ dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhựa Việt Nam, xuất khẩu nhựa sang Mỹ, đặc biệt là bao bì nhựa, sẽ tăng mạnh trở lại và cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2014 sẽ bị xáo trộn.

Theo ước tính, nhu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ lớn hơn Nhật nhiều lần và mức độ “dễ chịu” của khách hàng đối với chất lượng của sản phẩm cũng cao hơn. Thị trường này chiếm đến 40% kim ngạch xuất khẩu bao bì nhựa PE, trị giá 79 triệu USD/năm, đã bị “đóng cửa” từ năm 2009 sau khi Bộ Thương mại Mỹ áp thuế chống bán phá giá. 

 Thống kê Hải quan về xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2013. ĐVT: USD
 
Thị trường
 
T12/2013
 
Năm 2013
T12/2013 so với T12/2012(%)
Năm 2013 so với năm 2012(%)
Tổng kim ngạch
172.643.065
1.817.598.045
+19,63
+13,92
Nhật Bản
39.602.478
424.350.150
+28,76
+17,15
Hoa Kỳ
21.274.550
213.056.441
+28,18
+26,54
Campuchia
11.073.235
124.834.583
-18,02
+15,91
Đức
11.254.347
114.743.183
-5,18
+6,41
Hà Lan
12.668.142
101.191.120
+47,52
+14,44
Anh
8.488.578
87.675.763
+13,41
+1,71
Indonesia
5.047.860
68.655.856
-6,40
-4,89
Philippines
5.685.501
59.363.213
+85,10
+55,56
Malaysia
4.273.936
47.611.506
+30,35
+5,54
Hàn Quốc
3.423.300
43.705.437
+26,93
+38,66
Thái Lan
2.914.777
41.730.201
+1,56
-25,09
Australia
3.532.411
36.105.250
+20,51
+14,34
Pháp
3.824.747
34.898.965
+30,63
+8,34
Đài Loan
3.185.242
32.777.504
+19,36
+8,27
Trung Quốc
3.837.721
31.788.597
+93,80
+27,22
Singapore
2.068.336
22.949.397
+5,01
-4,69
Italia
2.499.938
21.032.829
+47,16
+32,69
Bỉ
2.583.535
20.476.536
+49,87
+32,79
Canada
1.130.322
19.447.634
-23,83
+8,18
Thuỵ Điển
1.762.256
16.368.422
+15,77
+9,14
Ba Lan
1.696.830
16.151.882
+15,27
+6,45
Tây Ban Nha
1.721.918
16.090.011
+78,01
+80,03
Lào
1.467.703
14.139.844
*
*
Hồng Kông
854.714
11.546.551
-24,54
-5,95
Ấn Độ
792.979
11.146.824
-16,81
-10,37
Mexico
433.002
10.138.560
+6,44
+61,16
Nga
623.577
10.112.971
-46,26
-2,52
U.A.E
1.130.509
9.639.992
*
*
Mianma
1.114.804
9.358.103
+146,18
+98,27
Đan Mạch
737.204
9.110.156
-0,28
-16,63
Thổ Nhĩ Kỳ
814.699
8.682.553
+5,32
-4,54
NewZealand
702.312
8.173.710
*
*
Phần Lan
704.546
6.030.801
-10,07
-13,53
Thuỵ Sĩ
607.589
5.545.332
+2,74
-1,18
Bangladesh
310.626
5.321.695
*
*
Ucraina
326.254
4.393.245
+45,81
+8,70
Nauy
280.857
3.744.378
-36,79
+10,31
Hungari
70.710
936.727
-30,84
+190,06

Trong năm 2013, các doanh nghiệp nhựa dù vẫn gặp nhiều khó khăn như đối mặt với sức mua giảm mạnh, nhưng phần lớn các doanh nghiệp vẫn duy trì được sản xuất. Với những khó khăn của nền kinh tế thế giới nên trong năm 2014 các doanh nghiệp nhận định xuất khẩu của ngành nhựa chỉ đạt tăng trưởng trung bình từ 13,5-16,5% so với năm 2013.  

Hiện nay, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực. Do đó, cần sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Đồng thời về lâu dài cần có những tiểu ban sản phẩm để tạo lợi thế cho sản phẩm nhựa Việt Nam trên thị trường quốc tế, thông qua tính liên kết trong sản xuất để các doanh nghiệp cùng khai thác chi phối thị trường. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành trong năm 2013, doanh nghiệp trong nước nắm giữ 45% kim ngạch, còn lại là do các doanh nghiệp FDI mang lại. Trong thời gian tới, để hoạt động xuất khẩu của ngành nhựa bền vững, các doanh nghiệp cần hướng tới những sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe tiêu dùng.

Thủy Chung
Nguồn: Vinanet/Hải quan

Nguồn: Vinanet