(VPAS.vn )- Tháng 6/2012, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng không đáng kể chỉ tăng 0,2% so với tháng trước. Các doanh nghiệp cần mở rộng các thị trường mói hơn nữa để tăng kim ngạch xuất khẩu.

Hiện nay, có rất nhiều thị trường triển vọng mà các doanh nghiệp cần chú ỷ khai thác như thị trường Thổ Nhĩ Kỳ. sản phẩm nhựa được sử dụng tại nước này để thay thế cho các sản phẩm làm từ sắt, thủy tinh hoặc gỗ mới đáp ứng được 10%.Đây là thị trường rất tiềm năng cho xuất khẩu sản phẩm nhựa nước ta.

Các ngành công nghiệp ảnh hưởng rất lớn tởi sức tiêu thụ các sản phẩm nhựa, đặc biệt là ngành công nghiệp đóng gói và nguyên liệu xây dựng. Ngoài ra, còn có các ngành khác như điện, nông nghiệp, quần áo, giầy dép, ô tô...Các ngành này càng phát triển thì nhu cầu về mặt hàng nhựa càng nhiều. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới hiện nay đang gặp nhiẽu khó khăn làm các ngành công nghiệp bị giảm sút, một phẩn ảnh hưởng tới ngành sản xuất nhựa.

Hiện nay, thế giới đang có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường như cấm sử dụng các túi nilông ở thị trường EU, một số thị trường thuộc Châu Phi. Việt Nam cũng đưa ra Luật thuếbảo vệ môi trường đối với túi nilông. Chính vì lý do này, trong tương lai các sản phẩm nhựa ảnh hưởng tới môi trường sẽ phải loại bỏ và các doanh nghiệp nhựa cần có nhiều biện pháp thay thế như sử dụng cắc sản phẩm nhựa sinh học có khả năng tự phân hủy để bảo vệ môi trường và cạnh tranh vói các thị trường xuất khẩu nhựa khác.

Trong thời gian gần đây, có rất nhiều nghiên cứu sáng tạo ra các sản phẩm thay thế bảo vệ môi trường như sản xuất túi nilông từ bột mỳ, công nghệ này đã được hoàn chỉnh và đi vào hoạt động, sản phẩm này phân hủy hoàn toàn khi được chôn dưới đất trong khoảng 5 năm. Tuy nhiên, thị trường chủ yếu của sản phẩm nhựa này là thị trường Nhật Bản.

Phần Lan, giáo sư Merja Penttila đã ứng dụng công nghệ gen, họ có thể biến thay đổi quá trình trao đổi chất của vi khuẩn, tạo ra các axit có thể biến đổi chất của vi khuẩn, qua đó tạo ra một loạt các ứng dụng công nghiệp. Các axit hữu cơ có thể được dùng để sản xuất nhựa mới và các nguyên liệu dệt hoặc công nghệ đóng gói.

Trong tháng 6/2012, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt 132,2 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2011 và tăng nhẹ 0,2% so với tháng trước. Dự báo trong tháng 7/2012, kim ngạch xuất khẩu tăng, ước đạt 150,0 triệu USD, tăng khoảng 12,6% so vói tháng trước.

Về các thị trường xuất khẩu:

Trong tháng 6/2012, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt 132,4 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2011 và tăng 0,2% so với tháng trước. Có 20 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 triệu USD và có 2 thị trường đạt kim ngạch trên 15,0 triệu USD tiếp tục là thị trường Nhật Bản và Mỹ.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa tháng 6/2012 (% tính theo trị giá)

Japan

23

Mỹ

11,3

Đức

6,7

Indonesia

6

Cămpuchia

5,8

Netherlands

5,1

Anh

4,2

Thái Lan

3,5

Malaysia

2,3

Pháp

2,3

Nhật Bản tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm nhựa, đạt 30,6 triệu USD, chiếm 23,0% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch tăng 31,1% và tăng 2,6% so với tháng 5/2012. Người tiêu dùng Nhật Bản rất tin tưởng vào sản phẩm nhựa của nước ta. Túi nhựa, đồ dùng trong văn phòng,trường học và sản phẩm nhựa công nghiệp là 3 sản phẩm nhựa được xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường này trong tháng.

Mỹ là thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa nhiều thứ 2 trong tháng 6, với kim ngạch đạt 15,08 triệu USD, chiếm 11,3% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh 49,5% và tăng 2,7% so với tháng 5/2012. Nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi nên các sản phẩm nhựa của Việt Nam có rất nhiều cơ hội xuất khẩu tới thị trường này. Hai chủng loại sản phẩm nhựa xuất khẩu nhiều tới thị trường này là vải bạt và các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói.

Thị trường nhập khẩu nhiều thứ 3 sản phẩm nhựa trong tháng 6 là thị trường Đức, đạt 8,89 triệu USD, chiếm 6,7% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ 3,3% và giảm nhẹ 0,9% so với tháng 5/2012. Đây chỉ là sự giảm tạm thời và sẽ tăng trở lại trong các tháng tiếp theo. Túi nhựa vẫn là sản phẩm nhựa được xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường này trong tháng.

Inđônêxia tiếp tục là thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa lớn thứ 4, với kim ngạch đạt 7,84 triệu USD, chiếm 6,0% tỷ trọng xuất khẩu trong tháng. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng 38,7% và tăng 2,1% so với tháng trước. Đây là một trong những thị trường tiềm năng với kim ngạch xuất khẩu ổn định trong thời gian gần đây. Sản phẩm nhựa xuất khẩu chủ yếu tới thị trường này là tấm, phiến, màng nhựa và các sản phẩm dùng trong vận chuyển, đóng gói.

Campuchia là thị trường đứng thứ 5 về nhập khẩu sản phẩm nhựa nước ta trong tháng 6. Đây là thị trường quan trọng của ngành nhựa nước ta với kim ngạch xuất khẩu đạt 7,70 triệu USD, chiếm 5,8% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuắt khẩu tăng 12,6%. Và so với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu tăng nhẹ 0,5%. Một số mặt hàng quan trọng xuất khẩu tới thị trường này như túi nhựa, các sản phẩm dùng trong vận chuyển, đóng gói.

Hà Lan đứng ở vị trí thứ 6 về nhập khẩu sản phẩm nhựa nước ta với kim ngạch giảm, đạt 6,81 triệu USD, chiếm 5,1% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu giảm 11,4% và giảm 4,2% so với tháng 5/2012. Đây là thị trường truyền thống của nước ta. Dự báo kim ngạch sẽ tăng trở lại trong các tháng tiếp theo. Một số chủng loại sản phẩm nhựa được xuất khẩu nhiều tới thị trường này như túi nhựa; tượng nhỏ, chậu hoa và các đồ trang trí khác.

Xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Anh giảm mạnh trong tháng 6, đạt 5,62 triệu USD, giảm 25,3% so với cùng kỳ năm 2011, chiếm 4,2% tỷ trọng xuất khẩu. So với tháng 5/2012 kim ngạch giảm 11,0%. Đây là thị trường nhập khẩu nhiều thứ 7 sản phẩm nhựa của nước ta trong tháng. Có rất nhiều sản phẩm nhựa xuất khẩu nhiều tới thị trường này, nhưng chủ yếu là sản phẩm túi nhựa.

Thái Lan là thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa nhiều thứ 8 trong tháng 6, đạt 4,64 triệu USD, chiếm 3,5% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng 33,9%. Tuy nhiên, so với tháng 5/2012, kim ngạch xuất khẩu giảm 5,7%. Xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường này trong tháng 6 là sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói.

Ngoài ra, còn 2 thị trường nằm trong nhóm 10 thị trường nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm nhựa của nước ta trong tháng 6 là thị trường Malaysia và Pháp với kim ngạch xuất khẩu tương ứng là 3,05 triệu USD va 3,02 triệu USD, cùng chiếm 2,3% tỷ trọng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2011, chỉ có kim ngạch xuất khẩu tới thị trường Malaysia tăng 12,0%, còn thị trường Pháp giảm nhẹ 2,3%. So với tháng 5/2012, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường Malaysia giảm 5,3%, còn thị trường Pháp tăng 6,6%.

Nguồn: Vinanet