(VINANET) Xuất khẩu than tháng 4 sụt giảm mạnh trở lại, với mức giảm 42,5% về lượng và giảm 36,6% về kim ngạch so với tháng 3 (đạt 590.007 tấn, tương đương 46,44 triệu USD); tính chung xuất khẩu than cả 4 tháng đầu năm 2014 sụt giảm 31,2% về lượng và giảm 27,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 3,4 triệu tấn, tương đương 250,83 triệu USD).
Xuất khẩu than sang Trung Quốc – thị trường chính của than Việt Nam liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay. Tháng 4/2014 tiếp tục giảm mạnh 61,72% so với tháng trước; do đó kim ngạch xuất khẩu cả 4 tháng sang thị trường này giảm 41,15% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 143,78 triệu USD, chiếm 57,32% tổng kim ngạch; tiếp đến Nhật Bản tuy kim ngạch tháng 4 giảm mạnh 40,73% so với tháng 3 nhưng tính chung cả 4 tháng kim ngạch vẫn tăng 29,52% so với cùng kỳ, đạt 51,68 triệu USD, chiếm 20,6%; xuất sang thị trường Hàn Quốc 4 tháng cũng tăng 38,44%, đạt 29,28 triệu USD, chiếm 11,67%.
Trong giai đoạn 2006-2011 là thời điểm “nóng” của việc XK than, trung bình mỗi năm Việt Nam XK khoảng gần 21 triệu tấn than. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Chính phủ đã có chủ trương hạn chế XK than.
Chủ trương này đang được Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) thực hiện khi mục tiêu XK than của năm 2014 dự kiến sẽ giảm xuống còn 8 - 10 triệu tấn.
Việc giảm XK than là nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng than ngày càng lớn. Theo dự báo trong Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg thì nhu cầu than trong nước thời gian tới sẽ tăng rất cao, cụ thể là năm 2015 là 56,2 triệu tấn, năm 2020 là 112,3 triệu tấn, năm 2025 là 145,5 triệu tấn, năm 2030 là 220,3 triệu tấn. Như vậy, so với mức tiêu thụ năm 2013 (28 triệu tấn) đến năm 2015 (chỉ sau 2 năm) nhu cầu than trong nước sẽ tăng gấp hơn 2 lần, đến năm 2020 tăng gấp 4 lần và đến năm 2030 tăng gấp 8 lần.
Trong khi đó, sản lượng than hiện tại mới chỉ đạt 40 triệu tấn và trong tương lai cũng khó có thể tăng sản lượng lên. Nguyên nhân là do những chỗ dễ khai thác, dễ tiếp cận đã được khai thác hết, chỉ còn lại những chỗ khó khăn. Hơn nữa, việc đầu tư mỏ mới cần chi phí lớn, thời gian dài (khoảng 300-400 triệu USD và 7-8 năm) nên “nhiệm vụ” Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành than phải mở thêm 28 mỏ mới trong giai đoạn năm 2011 - 2015 gần như không thể hoàn thành. Vậy nên, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than, nhưng việc NK than trong thời điểm hiện nay không hề dễ dàng.
Số liệu Hải quan xuất khẩu than 4 tháng đầu năm 2014. ĐVT: USD
Thị trường
|
T4/2014
|
4T/2014
|
T4/2014 so với T3/2014(%)
|
4T/2014 so với cùng kỳ(%)
|
Tổng kim ngạch
|
46.440.113
|
250.833.557
|
-36,58
|
-26,54
|
Trung quốc
|
16.144.710
|
143.777.817
|
-61,72
|
-41,15
|
Nhật Bản
|
10.033.700
|
51.677.612
|
-40,73
|
+29,52
|
Hàn Quốc
|
9.435.300
|
29.279.012
|
+28,09
|
+38,44
|
Thái Lan
|
1.966.200
|
6.272.320
|
+3,59
|
+134,86
|
Thụy Sĩ
|
5.445.000
|
5.445.000
|
*
|
*
|
Lào
|
1.275.156
|
4.833.211
|
-11,66
|
+107,31
|
Ấn Độ
|
1.188.000
|
2.499.609
|
*
|
+88,51
|
Malaysia
|
-
|
2.052.767
|
*
|
-79,85
|
Indonesia
|
-
|
1.699.401
|
*
|
-14,02
|
Đài Loan
|
713.141
|
713.141
|
*
|
+1639,37
|
Thủy Chung
Nguồn: Vinanet