• Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù khó khăn tiếp tục bủa vây các doanh nghiệp vào những tháng cuối năm nhưng kim ngạch xuất khẩu cá tra năm nay dự kiến đạt mức 1,6 tỷ USD.

  • Châu Âu hiện vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra từ Việt Nam, chiếm 30%. Tại thị trường Mỹ, 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang đây cũng đạt trên 261 triệu USD, tăng gần 100% so với cùng kỳ năm ngoái và sẽ tiếp tục khả quan trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, theo thông tin từ một số doanh nghiệp, xuất khẩu cá tra sang châu Âu có xu hướng giảm do thị trường này cần mua cá tra cỡ 120/170g/miếng và 170/220g/miếng, tương đương với cá nguyên liệu cỡ 700-800g/con, nhưng lượng hàng này tại các nhà máy hiện nay rất hiếm trong khi cá tra nguyên liệu tại các ao nuôi cũng không còn nhiều và giá cao./.

  • Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước xuất khẩu gạo trong tháng 11 đạt 450 ngàn tấn, kim ngạch đạt 260 triệu USD, đưa lượng gạo xuất khẩu 11 tháng đầu năm lên 6,8 triệu tấn, với giá trị xấp xỉ 3,5 tỷ USD, tăng 7,1% về lượng và 16,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh cả về lượng và giá trị so với năm 2010 là Inđônêxia (gấp 8 lần), Xênêgan (gấp hơn 2 lần) và Trung Quốc (xấp xỉ 3 lần).

  • Giá gạo bình quân 10 tháng năm nay đạt 505 USD/tấn, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù, nhập khẩu gạo của Philipin sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (giảm 34,6 về lượng và 50,3% về giá trị) nhưng thị trường này vẫn là thị trường lớn thứ hai sau Inđônêxia, tỷ trọng giá trị của hai thị trường lớn này chiếm gần 40% giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam.

  • Chi phí sản xuất tăng cao, thị trường xuất khẩu gặp khó, các làng nghề, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đang bắt đầu quay về khai thác thị trường nội địa...

Nguồn: Vinanet