Hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng phát triển. Từ năm 2004, đến nay, Trung Quốc liên tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa hai nước 3 năm qua tăng bình quân trên 20%/năm. Năm 2010, kim ngạch thương mại song phương với Trung Quốc đạt trên 27 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2009, chiếm khoảng 17,6% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Như vậy, hai nước đã hoàn thành thắng lợi mục tiêu Lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra là đưa kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Trung quốc năm 2010 đạt 25 tỷ USD.
Tình hình kinh tế, thương mại của Việt Nam không ngừng tăng trưởng trong gần hai năm qua kể từ khi ACFTA có hiệu lực. Tổng kim ngạch XNK năm 2011 đạt 35,7 tỷ USD. Riêng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 11,1 tỷ, nhưng lại nhập trên 24 tỷ USD từ Trung Quốc.
Sang năm 2012, quí I/2012, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 8,4 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc 2,7 tỷ USD, tăng 27,61% so với cùng kỳ năm 2011, tính riêng tháng 3/2012, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,1 tỷ USD, tăng 7,87% so với tháng liền kề trước đó.
Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Trung Quốc trong thời gian này là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su, dầu thô, than đá, xăng dầu , gỗ và sản phẩm… trong đó mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch cao, đạt 205,7 triệu USD trong tháng 3, tăng 52,27% so với tháng 2/2012, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc quí I/2012 lên 403,1 triệu USD, tăng 246,11% so với cùng kỳ năm 2011.
Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng sắn và sản phẩm, với 153,6 triệu USD, tăng 150,49% so với tháng 2/2012, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sắn và sản phẩm 3 tháng đầu năm 2012 lên 319,4 triệu USD, nhưng giảm 11,15% so với 3 tháng năm 2011.
Đáng chú ý, mặt hàng chất dẻo nguyên liệu tuy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong quí I/2012 chỉ đạt 34,2 nghìn USD, nhưng lại có sự tăng trưởng vượt bậc so với các mặt hàng, tăng 364,33% so với quí I/2011.
Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ rất lớn nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng, nhưng tiếp cận được thị trường này là điều không đơn giản, do khó lường trước những quyết sách và thông tin thị trường. Việc hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam bị ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh vài năm gần đây cũng bởi các doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời sự thay đổi quy định và thủ tục nhập hàng của phía Trung Quốc.
Hiện tại, sản xuất lương thực của Trung Quốc không theo kịp đà tiêu dùng đang tăng cao trong nước. Trong quý 1/2012, nhập khẩu ngũ cốc của nước này đã tăng gấp 5 lần so với mức kỷ lục 3,84 triệu tấn. Mặc dù là nước sản xuất song Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới. Do khối lượng dự trữ gạo thấp, khoảng 40 – 47 triệu tấn đã đẩy giá gạo trên thị trường nội địa Trung Quốc tăng lên 580 USD/tấn.
Năm 2011, sản lượng lúa của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 200,78 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước khoảng 199 triệu tấn và lượng tồn kho rất ít. Trước đây, Trung Quốc chỉ mua gạo thơm và gạo chất lượng cao từ Thái Lan song thời gian gần đây chuyển sang mua gạo của Việt Nam do có giá thấp hơn mà chất lượng tương đương.
Việc Trung Quốc dự kiến tăng nhập khẩu gạo gấp 4 lần trong năm 2012 đã khiến quốc gia này trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ 3 thế giới sau Indonesia và Nigeria. Lý do gia tăng nhập khẩu là giá gạo nội địa tăng mạnh và nguồn cung trong nước bị hạn chế. Đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu gạo từ Việt Nam, Pakistan, Ấn Độ, Myanmar. Sức ép tăng dân số, đồng Nhân dân tệ lên giá so với đồng Đô la và chi phí sản xuất lúa ngày càng cao là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu lương thực của Trung Quốc tăng lên.
Trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã ký hợp đồng bán cho Trung Quốc khoảng 1 triệu tấn gạo, nhưng chính sách nhập khẩu của nước này đang khiến các doanh nghiệp xuất khẩu e ngại. Để tiếp cận và đưa gạo Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã thành lập trung tâm xúc tiến xuất khẩu gạo cao cấp tại Tp.HCM do ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký VFA làm giám đốc và phó giám đốc là một doanh nhân Trung Quốc.
Cuối tháng 4/2012, VFA thông qua quy chế hoạt động của trung tâm, sau đó sẽ mở chi nhánh ở một số tỉnh lớn của Trung Quốc, để trực tiếp giao dịch mua bán gạo với nước này bằng con đường chính ngạch. Khi mối quan hệ giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc được tổ chức tốt thì lượng gạo nhập khẩu vào thị trường này cũng sẽ ổn định.
VFA cũng đang phối hợp với các doanh nghiệp Trung Quốc mở chi nhánh ở một số tỉnh lớn ở Trung Quốc và chi nhánh ở tỉnh Quảng Châu dự kiến sẽ khai trương cuối tháng 5/2012 nhằm xúc tiến và giới thiệu gạo Việt Nam vào thị trường này.
Cuối tháng 4/2012, VFA thông qua quy chế hoạt động của trung tâm, sau đó sẽ mở chi nhánh ở một số tỉnh lớn của Trung Quốc, để trực tiếp giao dịch mua bán gạo với nước này bằng con đường chính ngạch. Khi mối quan hệ giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc được tổ chức tốt thì lượng gạo nhập khẩu vào thị trường này cũng sẽ ổn định.
VFA cũng đang phối hợp với các doanh nghiệp Trung Quốc mở chi nhánh ở một số tỉnh lớn ở Trung Quốc và chi nhánh ở tỉnh Quảng Châu dự kiến sẽ khai trương cuối tháng 5/2012 nhằm xúc tiến và giới thiệu gạo Việt Nam vào thị trường này.
Việc phía Trung Quốc vẫn ban hành quota nhập khẩu, Chủ tịch VFA cho rằng, vấn đề này tuy gây khó cho doanh nghiệp Việt Nam nhưng không phải là lớn. Nếu gạo Việt Nam tiếp cận được thị trường này thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn bởi chất lượng và giá bán rất cạnh tranh so với giá gạo nội địa Trung Quốc đang rất cao. Sau khi thâm nhập thị trường Quảng Châu, sẽ kết hợp mở thêm chi nhánh ở một số thị trường khác nên tiêu thụ gạo của Việt Nam tại Trung Quốc sẽ có tính ổn định cao. Khi Trung tâm xúc tiến xuất khẩu gạo cao cấp đi vào hoạt động, hy vọng những khó khăn vướng mắc trong kinh doanh gạo với Trung Quốc sẽ được cải thiện.
Mới đây, đoàn thương nhân gồm 14 doanh nghiệp lớn của Thượng Hải đã làm việc với VFA, trung tâm xúc tiến xuất khẩu gạo cao cấp Việt Nam và tìm hiểu hoạt động doanh nghiệp lương thực Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh. Trước đó, gạo Việt Nam đã bán vào Thượng Hải nhưng thông qua các công ty đa quốc gia.
Các doanh nghiệp Việt Nam cho biết, dù thông lệ quốc tế là hình thức thanh toán qua L/C nhưng thanh toán của các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu là CT, nghĩa là hàng tới cảng Trung Quốc thì tiền mới được giải ngân. Do hình thức thanh toán này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra e ngại khi bán gạo vào thị trường này.
Để tránh rủi ro trong thanh toán, trước khi bán gạo vào Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu kỹ về đối tác và chỉ làm ăn với các doanh nghiệp lớn có uy tín. Dù vậy vẫn có một số doanh nghiệp Việt Nam bị vướng mắc thanh toán với doanh nghiệp Trung Quốc trong các thương vụ mua bán gạo.
Theo một doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, việc VFA mở trung tâm xúc tiến xuất khẩu gạo cao cấp ở Trung Quốc sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều khi xuất khẩu gạo vào thị trường này. Thông qua trung tâm, doanh nghiệp tìm hiểu được tình hình kinh doanh, tài chính của đối tác để có quyết định đúng đắn, tránh xảy ra sự cố đáng tiếc.
Hiện nay, có rất nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc đang quan tâm đến gạo cao cấp Việt Nam nhưng vướng mắc lớn nhất của doanh nghiệp hai nước vẫn là phương thức thanh toán. Do vậy, chi nhánh trung tâm xúc tiến xuất khẩu gạo cao cấp Việt Nam đi vào hoạt động sẽ giúp giảm rủi ro đến mức thấp nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 3 tháng 2012
ĐVT: USD
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
|
|
|
|
|
sắn và các sản phẩm từ sắn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
máy móc, thiết bị phụ tùng khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phương tiện vân tải và phụ tùng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kim loại thường khác và sản phẩm
|
|
|
|
|
|
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
|
|
|
|
|
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
|
|
|
|
|
|
đá quý,kim loại quý và sản phẩm
|
|
|
|
|
|
giấy và các sản phẩm từ giấy
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo ACFTA, từ ngày 1/1/2010, khoảng 90% các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc và các nước ASEAN 6 sẽ được hưởng mức thuế NK từ 0-5%. Việt Nam được thực hiện cam kết muộn hơn 5 năm và bắt đầu giảm thuế NK từ năm 2015. Như vậy, từ nay tới năm 2013 sẽ là thời cơ cho xuất khẩu của Việt Nam, khi hàng xuất khẩu của ta không phải chịu hàng rào thuế quan trong khi vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định cho thị trường trong nước. Giai đoạn 2010-2013, tốc độ giảm thuế ACFTA bình quân mỗi năm (năm sau so với năm trước) khoảng 10,85%/năm. Tuy nhiên, đến năm 2015, mức độ cắt giảm so với năm 2014 tăng vọt tới 46%. Sở dĩ có hiện tượng này là do năm 2015, Việt Nam phải đưa 85% tổng số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu về mức thuế suất dưới 5% theo cam kết.
Ngoài ra, năm 2015 cũng là thời điểm mà Việt Nam bắt đầu phải đưa các mặt hàng trong danh mục nhạy cảm thường vào cắt giảm thuế. Các ngành có mức thuế suất bình quân giảm mạnh nhất là ngành thủy sản, toàn bộ đạt mức thuế suất ACFTA là 0%, giảm 100% so với năm trước. Với ngành dệt may, thuế suất ACFTA bình quân là 2%, giảm 73,68% so với năm 2014... Tuy nhiên, tỷ trọng NK các mặt hàng thuộc các ngành kể trên chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nhập khẩu từ Trung Quốc. Đối với các mặt hàng kim khí - mặt hàng hiện có tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc, thuế suất ACFTA bình quân năm 2015 chỉ còn 1,2%, giảm 65% so với năm 2014. Như vậy, nếu chúng ta không tận dụng được các cơ hội ACFTA đang mở ra hiện nay, có thể năm 2015, sẽ là thời điểm thách thức với nhiều ngành công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các ngành cơ khí, chế tạo. Bởi kể từ năm 2013 trở đi, Việt Nam bắt đầu cắt giảm sâu hàng rào bảo hộ thuế quan để tiến tới loại bỏ thuế với DN trong nước.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương ,Bộ Công Thương đã nhận thức rõ những thách thức của tình trạng nhập siêu cao nói chung và từ Trung Quốc nói riêng. Chủ trương chung của Bộ là giảm nhập siêu thông qua tăng XK, hạn chế NK những mặt hàng không thiết yếu. Để từng bước giảm nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thương mại, theo Vụ trưởng, cần triển khai một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ để từng bước giảm NK nguyên vật liệu, phát triển sản xuất các mặt hàng thay thế NK; thu hút các DN lớn có thực lực vào VN đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực như năng lượng, nguyên phụ liệu dệt may và da giày, phân bón... Chúng ta cũng có thể hợp tác với bạn trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ cao su, nông sản nhiệt đới, đồ uống thực phẩm, để sau đó XK vào thị trường Trung Quốc và các quốc gia khác. Thứ hai, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Thứ ba, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực thi các biện pháp cụ thể, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các nhóm hàng có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.