(VINANET) - Tính đến hết quý 1/2012, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước là 49,39 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước: xuất khẩu là 24,81 tỷ USD, tăng 24,2% và nhập khẩu là 24,58 tỷ USD, tăng 4,8%, trong đó nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu chiếm 1,8% tỷ trọng, với 462,7 triệu USD, giảm 26,98% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 3, cả nước đã chỉ 156,3 triệu USD nhập khẩu mặt hàng này, tăng mạnh so với tháng trước đó, tăng 1524,2%, nhưng giảm 36,35% so với tháng 3/2011.

Nếu như tháng đầu năm 2012, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 159,4 triệu USD, thì sang đến tháng 2/2012, nhập khẩu mặt hàng này lại giảm 9,6 triệu USD. Tuy nhiên đến tháng 3 thì kim ngạch nhập khẩu lại tăng lên 156,3 triệu USD.

Kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ đầu năm đến hết tháng 3/2012

Thời gian

Kim ngạch

Tháng 1/2012

159.454.641

Tháng 2/2012

9.625.017

Tháng 3/2012

156.329.819

3 tháng 2012

462.767.786

Về thị trường nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, trong quí I/2012  có thêm thị trường Nauy và Niuzilan với kim ngạch lần lượt là 432,3 nghìn USD và 102,2 nghìn USD.

Ấn Độ - vẫn là thị trường chính cung cấp thức ăn gia súc và nguyên liệu cho Việt Nam trong quí I năm nay với kim ngạch 131,9 triệu USD, giảm 47,98% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 3/2012, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Ấn Độ giảm so với tháng trước đó, giảm 34,54% và giảm 75,37% so với tháng 3/2011, đạt kim ngạch 21,1 triệu USD.

Tham khảo một số chủng loại thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ trong tháng 3/2012

 Chủng loại

Đơn giá (USD/T)

Cảng, cửa khẩu

PTTT

Cám gạo trích ly. Protein/Fat: 16% Min. Độ ẩm: 12% Max.

150

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CFR

Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi - Khô Dầu Hạt Cải (#50kgs/bao) Hàng nhập theo QĐ90/BNN

217

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

CFR

Khô dầu đậu nành (indian soybean meal) Protein:47.12%; đô? â?m: 11.33%; Aflatoxin: <10ppb. Hoạt độ Ure: 0.09Mg N2/GM. Nguyên liêu SX th­ưc ăn gia suc thuy san

400

Cảng PTSC (Vũng Tàu)

CFR

Bột bánh quy , nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, hàng phù hợp QĐ90/2006.

514

Cảng Hải Phòng

CIF

Bột cá , nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, hàng phù hợp QĐ90/2006

1,005

Cảng Hải Phòng

CNF

Thị trường đứng thứ hai sau Ấn Độ cung cấp thức ăn gia súc và nguyên liệu cho Việt Nam là Hoa kỳ với kim ngạch nhập trong tháng 3/2012 là 25,4 triệu USD, giảm 11,18% so với tháng 2/2012, nhưng tăng 0,92% so với tháng 3/2011. Tính chung 3 tháng đầu năm nay Việt Nam đã nhập khẩu 76,9 triệu USD mặt hàng này từ thị trường Hoa Kỳ, tăng 25,86% so với cùng kỳ năm trước.

Achentina là thị trường đứng thứ 3 cung cấp thức ăn gia súc và nguyên liệu cho Việt Nam trong quí I/2012. Nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Achentina trong tháng 3 tăng trưởng mạnh so với tháng liền kề trước đó, tăng 1006,7% và tăng 950,88% so với tháng 3/2011 đạt 35,9 triệu USD, nâng kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Achentina trong 3 tháng đầu năm lên 48,7 triệu USD, nhưng giảm 25,86% so với cùng kỳ năm 2011.

Nhìn chung, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 3 đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường so với tháng liền kề trước đó, đáng chú ý, những thị trường giảm kim ngạch lại là những thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam, trong đó giảm mạnh nhất là thị trường Braxin, giảm 71,11% với 6,1 triệu USD.

Trong 3 tháng đầu năm nay, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Canada chỉ đạt 273,7 nghìn USD, giảm 96,17% so với cùng kỳ năm trước – cũng là thị trường có kim ngạch giảm mạnh nhất trong số các thị trường nhập khẩu mặt hàng này.

Thị trường nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 3, 3 tháng năm 2012

ĐVT: USD

 

KNNK T3/2012

KNNK 3T/2012

KNNK 3T/2011

% +/- KN T3 so T2/2012

% +/- KN so T3/2011

% +/- KN so cùng kỳ

Tổng KN

156.329.819

462.767.786

633.764.657

1.524,20

-36,35

-26,98

Ấn độ

21.176.919

131.982.282

253.732.315

-34,54

-75,37

-47,98

Hoa Kỳ

25.482.704

76.977.190

61.161.603

-11,18

0,92

25,86

Achentina

35.910.558

48.780.209

77.678.782

1.006,77

950,88

-37,20

Italia

9.124.812

28.845.571

2.685.884

-26,52

1.038,48

973,97

Braxin

6.103.512

27.632.894

 

-71,11

*

*

Trung Quốc

7.553.223

23.072.827

21.185.711

15,08

-9,36

8,91

Indonesia

5.703.659

15.810.760

10.307.297

-6,89

139,62

53,39

Tiểu Vương quốc Ạâp Thống nhất

6.248.610

13.194.948

7.141.988

86,77

60,26

84,75

Thái Lan

5.117.783

12.918.913

21.280.318

-1,86

-47,78

-39,29

Đài Loan

3.501.444

6.955.843

9.188.120

138,56

-30,94

-24,30

Xingapo

2.023.838

5.591.944

5.872.919

6,14

-18,06

-4,78

Pháp

2.231.110

5.446.799

4.216.491

25,41

11,60

29,18

Hàn Quốc

2.314.190

5.437.088

4.256.639

32,81

42,30

27,73

Malaixia

2.222.143

5.422.868

3.078.341

28,13

47,17

76,16

Philipin

2.102.204

4.799.352

6.881.655

54,56

14,63

-30,26

Tây Ban Nha

1.085.406

3.128.366

1.721.839

1,56

74,88

81,69

HàLan

925.593

2.322.970

1.712.806

3,96

78,57

35,62

Oxtrâylia

677.421

1.986.165

4.721.282

-21,25

5,00

-57,93

Anh

785.245

1.647.397

514.165

299,82

145,01

220,40

Bỉ

658.289

1.633.773

1.472.922

98,08

85,43

10,92

Mehico

 

1.553.505

 

*

*

*

Chilê

371.392

1.135.203

861.251

39,39

54,87

31,81

Áo

583.903

1.081.783

880.119

216,37

296,94

22,91

Đức

399.489

820.339

456.629

67,88

71,66

79,65

Nhật Bản

261.278

564.406

284.454

145,39

114,85

98,42

Nauy

30.299

432.383

 

*

*

*

Canada

92.648

273.734

7.155.673

*

*

-96,17

Niuzilan

51.000

102.224

 

*

*

*

Theo Hiệp hội TACN Việt Nam, hiện cả nước có 230 cơ sở và nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi; trong đó có 58 nhà máy của doanh nghiệp liên doanh và đầu tư nước ngoài, sản xuất được gần 7 triệu tấn TACN hỗn hợp, chiếm thị phần khoảng 60%. Còn lại 172 cơ sở và nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm của doanh nghiệp Việt Nam sản xuất 4,5 triệu tấn, bình quân mỗi cơ sở sản xuất 2.184 tấn/tháng và 26.209 tấn/năm.

Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TACN Việt Nam, sản lượng trung bình chỉ 2.184 tấn mỗi tháng là mức rất thấp so với suất đầu tư trong ngành TACN. Chính vì vậy, trước những biến động về thị trường, nguồn vốn vay và đặc biệt do phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài nên khoảng 30% doanh nghiệp trong nước đã phá sản trong năm 2011.

Trái ngược với tình hình của các doanh nghiệp sản xuất TACN trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang mở rộng trong lĩnh vực này. Mới đây, Công ty TNHH Cargill Việt Nam (thuộc Tập đoàn Cargill - Mỹ) đã khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thứ 9 tại Việt Nam với công suất 240.000 tấn/năm, đưa tổng công suất sản xuất TACN của công ty lên 1 triệu tấn/năm. Công ty này dự định đến năm 2015 sẽ nâng tổng công suất sản xuất lên 1,5 triệu tấn. Hiện các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm thị phần gần 30% trong lĩnh vực sản xuất TACN nhưng thị phần này đang có nguy cơ bị thu hẹp khi các doanh nghiệp nước ngoài liên tục “lấn sân”.

Không chỉ đầu tư cho nhà máy mới, trong thời gian 17 năm hoạt động tại Việt Nam, Cargill còn tiến hành mua lại hai công ty Provimi Group tại Đồng Nai và Higashimaru Vietnam tại Tiền Giang. Ông Greg Page, Tổng giám đốc Cargill toàn cầu, cho biết Cargill sẽ tiếp tục nhắm tới các công ty sản xuất TACN trong nước trong những năm tới nếu những công ty này đáp ứng được những điều kiện như an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động và an toàn môi trường.

Thức ăn chăn nuôi giữ vai trò quyết định đến số lượng, năng suất, chất lượng vật nuôi. Trong khi đó, sản xuất TACN trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu. Theo Hiệp hội TACN Việt Nam, hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng lớn nguyên liệu sản xuất TACN với mức độ năm sau cao hơn năm trước.

Nếu như năm 2009, để sản xuất được 11,3 triệu tấn TACN, Việt Nam phải nhập tới 53,6% nguyên liệu thì đến năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên 59,8% và năm 2011 là 60,5%. Trong đó, nguồn nguyên liệu giàu đạm, giàu năng lượng, thức ăn bổ sung và phụ gia nhập khẩu tới 80 - 90%.

Theo dự báo trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam, đến năm 2015, ngành này cần tới 18-20 triệu tấn thức ăn công nghiệp và năm 2020 là 25- 26 triệu tấn. Như vậy, đây có thể coi là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp trong ngành phát triển.

Tuy nhiên, theo ông Lê Bá Lịch, cuộc cạnh tranh giữa doanh nghiệp nội và ngoại không cân sức. Trong lúc các doanh nghiệp Việt Nam phải vay vốn với lãi suất 18-24%/năm, thiếu sự hỗ trợ... thì doanh nghiệp nước ngoài được chính phủ của họ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nên có thể tiếp cận các khoản vay với lãi suất rất thấp, khoảng 1-4%/năm.

Hơn nữa, các chuyên gia cho rằng chính sách đầu tư của Việt Nam cũng vô tình tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài khi không phải nộp thuế giá trị gia tăng và tiền thuê đất nếu các công ty ký hợp đồng gia công với các trang trại chăn nuôi.

Các chuyên gia cho rằng, nếu nhà nước không có chính sách hỗ trợ phù hợp các doanh nghiệp sản xuất TACN trong nước thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ tiếp tục mất thị phần vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Với thế mạnh về vốn đầu tư và hoạt động theo mô hình kinh doanh khép kín như hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ cung cấp TACN mà còn bao tiêu luôn con giống, thuốc thú y và đầu ra sản phẩm. Do vậy, nhiều nông dân, trang trại gần như đang đi làm thuê, lấy công làm lãi, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài hưởng lợi nhiều từ phần giá trị gia tăng của sản phẩm trong ngành này.

 

Nguồn: Vinanet