VINANET- Những năm gần đây, Ấn Độ luôn là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước trong những năm qua tăng mạnh.
Năm 2006, kim ngạch thương mại song phương đạt 1,018 tỷ USD, năm 2007: 1,536 tỷ USD, năm 2008: 2,483 tỷ USD, năm 2009 mặc dù khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu nhưng kim ngạch song phương vẫn đạt 2,055 tỷ USD. Năm 2010, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 2,754 tỷ USD, tăng trưởng 34% so với năm 2009. Năm 2011 đạt gần 4 tỷ USD.
2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 628.907.156 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ trị giá 218.092.073 USD, tăng 24,62% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 410.815.083 USD.
Mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện vươn lên vị trí dẫn đầu mặt hàng xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 67.987.210 USD, chiếm 31,1% tổng kim ngạch; tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, đạt trị giá 40.674.950 USD, tăng 310,98% so với cùng kỳ, chiếm 18,6% tổng kim ngạch; đứng thứ 3 là mặt hàng cao su với lượng xuất 5.800 tấn, trị giá 19.213.060 USD, tăng 318,77% về lượng và 194,43% về trị giá. Ba mặt hàng trên chiếm 58,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong 2 tháng đầu năm 2012.
Số liệu xuẩt khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ 2 tháng đầu năm 2012.
|
|
|
% tăng, giảm 2T/2012 so với cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
|
|
|
|
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong 2 tháng đầu năm 2012, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ đạt 410.815.083 USD. Những mặt hàng chính Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam là: thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 110.805.363 USD; ngô đạt 64.666.790 USD; dược phẩm đạt 37.037.820 USD; bông các loại đạt 27.371.983 USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 23.287.814 USD; chất dẻo nguyên liệu đạt 18.501.342 USD; sắt thép các loại đạt 12.606.618 USD; và một số mặt hàng khác như giấy, vải, thuỷ sản….
Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ là đáng khích lệ. Do đặc thù chế độ chính sách riêng của các bang, chênh lệch giàu nghèo lớn với số dân nghèo 400 triệu, nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác nhiều đối tượng khách hàng và thị trường khác nhau. Tiềm năng để Việt Nam tăng xuất khẩu sang Ấn Độ còn rất lớn. Do vậy, bên cạnh việc chú trọng tới các mặt hàng mang giá trị xuất khẩu cao, Việt Nam cũng nên xác định những mặt hàng xuất khẩu khác như: than đá; thép và sản phẩm thép; máy vi tính, sản phẩm điện tử. Hai bên cần tăng cường trao đổi thông tin liên quan đến chính sách thương mại và đầu tư, các hoạt động xúc tiến thương mại, danh mục các hội chợ triển lãm tổ chức ở mỗi nước, danh mục các mặt hàng xuất nhập khẩu mà đôi bên cùng có lợi.