Theo thống kê của Cục chăn nuôi (Bộ NN& PTNT), hiện nay Việt Nam phải nhập từ nước ngoài trên 50% số lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả nguyên liệu sản xuất thức ăn thuỷ sản). Trong đó, ngô nhập khoảng 25%, đậu tương, khô dầu đậu tương phải nhập khẩu 90-95%. Các loại premix khoáng, vitamin, dầu cá, các chất tạo mầu, mùi phải nhập khẩu 95-98% từ nước ngoài. Như vậy, tuy việc nhập khẩu thức ăn hỗn hỗn hợp hoàn chỉnh đã ngày một giảm thay bằng việc tự sản xuất trong nước, nhưng ngành sản xuất thức ăn thuỷ sản của Việt Nam vẫn phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

 Số liệu từ TCHQ cho thấy, tính đến hết tháng 11 Việt nam đã nhập trên 2 tỷ USD TĂGS và nguyên liệu, chiếm 2,1% tỷ trọng, tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 11, Việt Nam đã chi 235,6 triệu USD, tăng 51,5% so với tháng liền trước và tăng 25% so với tháng 11/2010.

Thị trường chính cung cấp TĂGS và nguyên liệu cho Việt Nam là Achentina, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Trung Quốc…. Trong đó Achentina là thị trường có kim ngạch nhập cao nhất, với 537,8 triệu USD, chiếm 25,8% tỷ trọng, tăng 13,49% so với cùng kỳ năm 2010.

Đứng thứ hai là thị trường Ấn Độ với kim ngạch nhập trong tháng 33,2 triệu USD, tăng 140,4% so với tháng liền trước, nhưng giảm 33,85% so với tháng 10/2010. Tính chung 11 tháng năm 2011, Ấn Độ đã xuất khẩu 431,1 triệu USD TĂGS và nguyên liệu sang Việt Nam, tăng 19,37% so với cùng kỳ năm trước.

Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, so với thời điểm Quý 2, giá một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã giảm, giá nhiều loại nguyên liệu đầu vào, tỷ giá USD/VND cũng giảm. Cụ thể đậu tương giảm 7,4%, lúa mì giảm 6,9%, ngô giảm 7,7%, bột cá giảm 5,3%... nhưng giá bán thức ăn không giảm hoặc có giảm thì không đáng kể và giảm rất chậm. Đó là chưa kể đến từ ngày 1/1/2011 thuế nhập khẩu một số loại nguyên liệu như bột cá, bột thịt, dầu cá... đều giảm từ 5-10% về 0% và thuế VAT cho nguyên liệu sản xuất thức ăn thuỷ sản là 5%. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi thủy sản lại không có dấu hiệu giảm.  

Theo nhìn nhận của Tổng Cục thủy sản, việc vẫn giữ giá bán thức ăn cao trong khi giá nguyên liệu giảm là do chủ quan của doanh nghiệp sản xuất thức ăn, trong trường hợp này người nuôi thuỷ sản hoàn toàn chịu thiệt. Đây cũng là tồn tại đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội thức ăn chăn nuôi và doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết nhằm đàm bảo ổn định thị trường và quyền lợi chính đáng của người nuôi.

Chính sách bình ổn giá thức ăn chăn nuôi hiện nay chưa phát huy hiệu quả vì theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam hiện chỉ có 10/130 nhà máy sản xuất thức ăn nằm trong danh sách những nhà máy có nhiệm vụ bình ổn giá thức ăn.

Thực tế các nhà máy nằm trong danh sách bình ổn giá được tăng giá mỗi lần không quá 4% giá trị sản phẩm, nhưng do giá nguyên liệu tăng cao, tỷ giá và lãi suất ngân hàng tăng cao nên bắt buộc các doanh nghiệp tăng giá thức ăn cao hơn nhiều so với mức quy định.

Theo đại diện của Tổng cục Thủy sản, để bình ổn được giá cả thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn cùng với việc giảm thuế nhập khẩu phải đưa tất cả các nhà máy sản xuất thức ăn vào diện bình ổn giá. Nhà nước cần đưa thức ăn chăn nuôi là mặt hàng thiết yếu an ninh thực phẩm, để được hưởng mọi quyền lợi ưu tiên như lương thực và phân bón trong 10 mặt hàng thiết yếu mà Bộ Công Thương quy định.

Ngoài ra, việc tổ chức, quản lý mạng lưới đại lý phân phối thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản của các công ty sản xuất thức ăn còn chưa hợp lý; tỷ lệ hoa hồng chi cho các đại lý chiếm từ 15 – 18% dẫn đến người nuôi phải chịu thêm chi phí trung gian.

Thị trường nhập khẩu TĂGS và nguyên liệu tháng 11, 11 tháng năm 2011

ĐVT: USD

Thị trường

KNNK T11/2011

KNNK 11T2011

KNNK 11T/2010

% tăng giảm KN so T10/2011

% tăng giảm KN so T10/2010

% tăng giảm KN so cùng kỳ

Tổng KN

235.618.649

2.079.518.877

1.990.331.543

51,50

25,00

4,48

Achentina

105.885.540

537.838.762

473.914.467

*

410,90

13,49

Ấn độ

33.267.574

432.100.948

361.980.851

140,40

-33,85

19,37

Hoa Kỳ

23.115.806

217.323.479

337.875.633

30,73

91,62

-35,68

Trung Quốc

12.283.485

95.936.047

84.919.291

37,50

45,19

12,97

Thái Lan

4.586.400

90.452.975

79.230.127

-6,35

-12,97

14,16

Italia

11.566.622

71.787.386

36.603.982

-12,17

302,91

96,12

Indonesia

8.469.950

55.914.555

46.963.399

269,44

106,40

19,06

Đài Loan

2.447.656

36.285.695

34.008.381

-19,84

0,96

6,70

Tiểu Vương quốc Ạâp Thống nhất

4.997.721

27.941.053

33.777.025

67,32

218,95

-17,28

Xingapo

3.055.077

22.466.161

13.132.595

90,65

54,60

71,07

Malaixia

1.775.867

21.158.498

12.992.721

3,30

66,92

62,85

Pháp

1.716.437

17.565.661

13.887.798

7,18

46,92

26,48

Hàn Quốc

1.199.687

16.712.632

18.121.945

6,09

-44,46

-7,78

Philipin

864.937

16.642.424

15.891.741

-38,46

-55,63

4,72

Canada

80.246

15.810.037

16.914.733

*

-91,22

-6,53

Oxtrâylia

544.211

15.187.756

13.920.998

-29,52

15,86

9,10

HàLan

1.335.861

9.933.721

5.679.520

44,04

191,99

74,90

Bỉ

1.342.970

6.657.674

5.785.340

76,91

65,68

15,08

Tây Ban Nha

498.517

4.597.417

4.427.279

78,11

29,95

3,84

Áo

248.388

3.504.951

2.457.591

-17,94

1,68

42,62

Chilê

79.200

3.189.686

18.881.302

*

-86,46

-83,11

Anh

581.165

2.984.624

2.723.071

701,72

201,58

9,61

Đức

207.474

2.963.066

1.288.734

-15,91

-29,98

129,92

Nhật Bản

248.487

1.709.917

4.258.172

175,95

135,96

-59,84

 

Nguồn: Vinanet