(VINANET)
Tây Ban Nha là một thị trường nhập khẩu lớn, hàng hóa nhập khẩu không chỉ đáp ứng nhu cầu của dân cư tại quốc gia này, mà còn phục vụ cho khoảng 55 triệu khách du lịch nước ngoài đến đây hàng năm và tái xuất sang nước thứ ba.
Trao đổi thương mại Việt Nam- Tây Ban Nha trong những năm gần đây liên tục tăng nhanh, trong đó Việt Nam luôn ở thế xuất siêu lớn. Năm 2010, kim ngạch Việt Nam xuất sang thị trường này đạt 1,1 tỷ thì sang năm 2011, con số này đã tăng thêm 39,96% tương ứng với 1,55 tỷ USD.
Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho thấy, hai tháng năm 2012, Việt Nam đã xuất siêu sang Tây Ban Nha 240,3 triệu USD, đạt 275,9 triệu USD, tăng 34,86% so với cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Tây Ban Nha trong hai tháng đầu năm nay là điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép, cà phê, thủy sản, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện…. trong đó mặt hàng điện thoại chiếm 32% tỷ trọng, đạt 88,3 triệu USD; đứng thứ hai về kim ngạch là hàng dệt may với 51,7 triệu USD, nhưng giảm 2,9% so với 2 tháng năm 2011.
Rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may tại Tây Ban Nha đang tăng cường tìm kiếm khả năng hợp tác kinh doanh với các nhà sản xuất tại các nước đang phát triển, nơi có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với Tây Ban Nha. Thị trường Tây Ban Nha là thị trường tiêu thụ lớn tại EU đối với các sản phẩm dệt may. Sức mua tại đây cao hơn so với nhiều thị trường EU khác do nền kinh tế có triển vọng tăng trưởng tốt.
Các nhóm mặt hàng có triển vọng thâm nhập tốt vào thị trường Tây Ban Nha bao gồm: Đồ lót nữ; Trang phục thể thao cho các môn lướt sóng và trượt tuyết đang được giới trẻ Tây Ban Nha rất quan tâm (mùa đông và mùa xuân được xem là những mùa của môn thể thao lướt sóng); Các loại phụ liệu thời trang.
Đối với mặt hàng cà phê, theo Liên đoàn cà phê Tây Ban Nha cho biết, Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều cà phê tươi nhất sang Tây Ban Nha trong năm 2006. Việt Nam đã cung cấp cho thị trường Tây Ban Nha 95.000 tấn cà phê tươi, chiếm gần 40% lượng cà phê tươi nhập khẩu của Tây Ban Nha. Trong khi đó, Braxin, nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, là nhà cung cấp lớn thứ hai cho thị trường Tây Ban Nha, chỉ xuất khẩu vào thị trường này hơn 44.300 tấn, chưa bằng một nửa lượng cà phê của Việt Nam.
Tây Ban Nha là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều thủy hải sản nhất trên thế giới với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 37,3 kg/năm. Tây Ban Nha có dân số 47 triệu người với thị trường du lịch thu hút khoảng hơn 50 triệu lượt khách du lịch mỗi năm.
Thị trường này có xu hướng tiêu thụ nhiều cá đông lạnh hơn các loại cá tươi sống và thói quen mua sắm tại các siêu thị và đại siêu thị nhiều hơn mua ở các chợ cá truyền thống. Lượng tiêu thụ thông qua các kênh như khách sạn, nhà hàng và dịch vụ cung cấp đồ ăn (HORECO) cũng đóng vai trò quan trọng.
Với gần 8.000 km bờ biển, Tây Ban Nha có ngành đánh bắt cá, nuôi trồng thủy hải sản và đóng hộp rất phát triển và đầu tư ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, nước này vẫn cần nhập khẩu thêm cá và hải sản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Các sản phẩm hải sản thiết yếu đối với người Tây Ban Nha bao gồm tôm, mực, cá tuyết và cá ngừ. Tuy nhiên, người dân nước này đang có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm đặc biệt, chất lượng cao và các sản phẩm giá trị gia tăng ngoại nhập như sashimi, surimi và sushi (các món ăn làm từ cá sống theo kiểu Nhật Bản). Trong những năm gần đây, các nước Châu Á và Mỹ La tinh đang dần chiếm lĩnh thị trường thủy hải sản nhập khẩu tại Tây Ban Nha do lợi thế về chi phí sản xuất thấp – Đây cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Tuy nhiên, để việc xuất khẩu hiệu quả, đàm phàn được thành công, thì văn hóa kinh doanh tại mỗi quốc gia cũng những nét riêng biệt, mà doanh nghiệp cần tìm hiểu trước khi hợp tác.
Hầu hết, người Tây Ban Nha thường thích thương lượng và mặc cả. Nếu doanh nghiệp không nhiệt tình tham gia sẽ khiến họ nghi ngờ và thiếu tin tưởng. Tuy nhiên, họ thường quan tâm đến kết quả chung chứ không thích thương lượng từng điểm nhỏ. Giá khởi điểm so với giá lúc kết thúc hợp đồng thường chênh nhau khoảng 40%. Doanh nghiệp nên lường trước những mức giá đối tác có thể đưa ra và chuẩn bị những mức giá mà doanh nghiệp có thể đáp ứng được. Khi đối tác không nhượng bộ, doanh nghệp cần giữa thái độ điềm tĩnh, kính trọng và tránh đối đầu, tiếp tục thỏa thuận để đưa ra mức giá phù hợp nhất cho hai bên.
Hàng hóa xuất khẩu sang Tây Ban Nha 2 tháng năm 2012
ĐVT: USD
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
điện thoại các loại và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
máy vi tính, sp điện tử và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
|
|
|
|
máy móc, tbi, dụng cụ phụ tùng khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
sản phẩm mây tre cói và thảm
|
|
|
|
|
phương tiện vận tải và phụ tùng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|