(VINANET) Dẫn số liệu từ TCHQ Việt Nam, 9 tháng năm 2012 thương mại hai chiều Việt-Nhật đạt 18,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 9,7 tỷ và nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản 8,5 tỷ USD.
9 tháng 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, tăng 30,22% so với 9 tháng 2011 và xuất siêu đạt 1,1 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong thời gian này là dầu thô, hàng dệt may, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, hàng thủy sản,…Đứng đầu về kim ngạch là mặt hàng dầu thô, đạt 1,9 tỷ USD, chiếm 19,7% tỷ trọng, tăng 85,33% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là hàng dệt may, đạt 1,4 tỷ USD, tăng 18,86%.
Hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản phải đạt tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn”
Một trong những yêu cầu của Nhật Bản trong đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế với Việt Nam – EPA là hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật Bản phải đạt tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn”. Có nghĩa là hàng dệt may xuất sang Nhật phải được sản xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật hoặc của các nước ASEAN.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, nếu không thực hiện theo tiêu chí trên, thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Nhật sẽ bị giảm mạnh, do không thể cạnh tranh được với các cường quốc xuất khẩu dệt may vốn đang được hưởng mức thuế suất thuế xuất khẩu 0% khi xuất sang thị trường Nhật. Cái khó nhất đối với ngành dệt may Việt Nam là đến thời điểm này, Nahạt Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn” đối với mặt hàng dệt may trong EPA ở cả 6 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia, Thái Lan) và các nước này đều đã được hạ thuế suất thuế xuất khẩu xuống 0%.
Hành trình để được hưởng ưu đãi từ EPA của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại không đơn giản, bởi ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, nhất là khi trên 80% nguồn nguyên phụ liệu được nhập khẩu này lại không được nhập từ Nhật và ASEAN.
Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may của Nhật Bản rất lớn. Đứng đầu là Trung Quốc với tỷ trọng 73,6%, tiếp đến là EU 8,1%, Mỹ 2,5%, Đài Loan 1,3%, ASEAN chiếm 7,5% và Việt Nam hiện là đối tác lớn nhất của Nhật Bản trong khối ASEAN với lượng hàng dệt may xuất khẩu chiếm 34,4% trong khối.
Đây được xem là một bài toán khó đối với ngành dệt may Việt Nam.
Đứng thứ ba về kim ngạch là phương tiện vận tải và phụ tùng với kim ngạch đạt 1,2 tỷ USD, tăng 214,78% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, có một số mặt hàng tuy kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt mức độ khiêm tốn nhưng lại có sự tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ. Cụ thể như: mặt hàng xăng dầu các loại chỉ đạt 31,1 triệu USD nhưng tăng 5116,67% - là mặt hàng tăng trưởng cao nhất; giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 1072,52% tương đương với 586,3 triệu USD.
Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 9 tháng 2012
ĐVT: USD
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
|
|
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
|
|
|
|
|
|
|
giấy và các sản phẩm từ giấy
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
|
|
|
Kim loại thường và sản phẩm
|
|
|
|
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
|
|
|
|
sản phẩm mây, tre, cói và thảm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
sắn và các sản phẩm từ sắn
|
|
|
|
Quan hệ Nhật Bản–Việt Nam bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 khi các nhà buôn Nhật đến Việt Nam buôn bán. Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21/09/1973. Năm 1992 , Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên.
Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm 2002.
Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Ngày 2/6/04, Nhật Bản đã công bố chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống - xã hội, hoàn thiện cơ cấu.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2012, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/10/2012 của nước ta đạt 10,5 tỷ USD, bằng 75,3% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký của 881 dự án được cấp phép mới đạt 6,7 tỷ USD, bằng 86% số dự án và bằng 63,3% số vốn cùng kỳ năm 2011; vốn đăng ký bổ sung của 359 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước là 3,8 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện mười tháng năm 2012 ước tính đạt 9 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2011.
Theo báo cáo, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mười tháng năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 6,9 tỷ USD, chiếm 66,2% tổng vốn đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 khi thu hút được 1,8 tỷ USD, chiếm 17,6%. Các ngành còn lại đạt 1,8 tỷ USD, chiếm 16,2%.
Trong mười tháng, cả nước có 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 1485,4 triệu USD, chiếm 22,2% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Hải Phòng 1048,4 triệu USD, chiếm 15,7%. Đồng Nai đứng thứ 3 khi thu hút được 610,6 triệu USD, chiếm 9,1%. Hà Nội thu hút được 601,4 triệu USD, chiếm 9%. Thành phố Hồ Chí Minh có số vốn đăng ký là 493,3 triệu USD, chiếm 7,4%.
Trong số 47 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt Nam mười tháng qua, Nhật Bản tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất với tổng số vốn đăng ký cấp mới là 3875,5 triệu USD, chiếm 58% tổng vốn đăng ký cấp mới. Hàn Quốc đứng vị trí thứ hai với 583,9 triệu USD, chiếm 8,7%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 512 triệu USD, chiếm 7,7%; Xin-ga-po 444,6 triệu USD, chiếm 6,7%; Síp 375,6 triệu USD, chiếm 5,6%; CHND Trung Hoa 146,6 triệu USD, chiếm 2,2%; Đài Loan 141,5 triệu USD, chiếm 2,1%.