Đến hết quý III năm nay, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam đã đạt 436,212 triệu USD, tăng 53,2% so với cùng kỳ năm 2011. Giá trị XK cả 4 nhóm sản phẩm là cá ngừ tươi sống/đông lạnh/khô (mã HS0302), cá ngừ philê/cắt khúc (mã HS0304), cá ngừ đóng hộp và cá ngừ chế biến khác (mã HS16) đều tăng.

Nếu như năm ngoái, cá ngừ tươi sống đông lạnh chiếm ưu thế trong các sản phẩm cá ngừ XK thì năm nay, sản phẩm cá ngừ philê/cắt khúc đã vươn lên dẫn đầu. Mức tăng trưởng giá trị XK so với cùng kỳ năm ngoái đối với cá ngừ philê/cắt khúc là 139,82% tiếp đến cá ngừ đóng hộp là 47,66%, cá ngừ chế biến khác là 42,08% và cuối cùng là cá ngừ tươi sống/đông lạnh 13,54%. 

Mười thị trường chính NK cá ngừ của Việt Nam đều tăng trưởng ổn định, trừ Iran. Dường như các nhà XK cá ngừ Việt Nam còn rất e ngại với thị trường này do những bất ổn về kinh tế và chính trị ở đó.

Thị trường xuất khẩu cá ngừ Việt Nam 9 tháng đầu năm 2012

 

STT

Thị trường

GT

(USD)

Tỷ lệ

GT (%)

STT

Thị trường

GT

(USD)

Tỷ lệ

GT (%)

1

Mỹ

193.354.974

44,33

41

Lybia

2.163.658

0,50

EU

81.148.988

18,60

42

Sudan

1.902.793

0,44

2

Đức

23.436.884

5,37

43

Croatia

1.783.553

0,41

3

Italy

18.825.168

4,32

44

Iraq

1.694.599

0,39

4

Tây Ban Nha

10.770.956

2,47

45

UAE

1.682.945

0,39

5

Bỉ

6.319.348

1,45

46

Na Uy

1.422.592

0,33

6

Anh

6.006.431

1,38

47

Australia

1.165.362

0,27

7

Hà Lan

4.568.226

1,05

48

Ai Cập

1.143.595

0,26

8

Pháp

3.032.224

0,70

49

Algeria

1.050.570

0,24

9

Bồ Đào Nha

1.276.556

0,29

50

Syria

863.366

0,20

10

Đan Mạch

1.264.741

0,29

51

Cộng hoà Đôminich

669.851

0,15

11

Thụy Điển

1.226.231

0,28

52

Reunion

640.672

0,15

12

Hy Lạp

1.198.499

0,27

53

Peru

417.024

0,10

13

Áo

1.124.578

0,26

54

Jordan

340.972

0,08

14

Ba Lan

442.855

0,10

55

Bahamas

332.247

0,08

15

Romania

420.526

0,10

56

Colombia

305.220

0,07

16

Hungary

387.240

0,09

57

Arập Xêut

304.033

0,07

17

Sec

262.317

0,06

58

Chile

259.100

0,06

18

Sip

225.569

0,05

59

Angola

241.100

0,06

19

Malta

130.680

0,03

60

Oman

231.274

0,05

20

Latvia

119.262

0,03

61

Cuba

228.675

0,05

21

Bulgaria

110.700

0,03

62

Nam Phi

226.350

0,05

22

Nhật Bản

46.193.217

10,59

63

Thổ Nhĩ Kỳ

193.320

0,04

ASEAN

28.716.133

6,58

64

Kuwait

188.000

0,04

23

Thái Lan

25.941.883

5,95

65

New Zealand

185.865

0,04

24

Singapore

1.479.357

0,34

66

Bosnia và Herzegovina

168.700

0,04

25

Malaysia

717.176

0,16

67

Albania

162.150

0,04

26

Indonesia

270.380

0,06

68

Macedonia

156.398

0,04

27

Philippines

264.207

0,06

69

Đông Timo

145.200

0,03

28

Cămpuchia

43.130

0,01

70

Ecuador

141.110

0,03

TQ và HK

8.134.226

1,86

71

Ấn Độ

138.750

0,03

29

Hồng Kông

4.124.045

0,95

72

Trinidad và Tobago

126.755

0,03

30

Trung Quốc

4.010.181

0,92

73

Montenegro

100.225

0,02

Các TT khác

78.663.967

18,03

74

Barbados

81.304

0,02

31

Israel

9.276.264

2,13

75

Samoa

79.248

0,02

32

Canada

8.586.275

1,97

76

Ucraine

71.326

0,02

33

Iran

8.503.473

1,95

77

Djibouti

66.709

0,02

34

Tunisia

7.045.625

1,62

78

Macau

54.226

0,01

35

Hàn Quốc

6.480.675

1,49

79

Aruba

39.000

0,01

36

Mexico

5.209.358

1,19

80

Mauritius

17.800

0,004

37

Thụy Sĩ

3.615.645

0,83

81

Guam

16.040

0,004

38

Libăng

3.561.870

0,82

82

Belarus

11.597

0,003

39

Đài Loan

2.932.428

0,67

83

Panama

593

0,0001

40

Kenya

2.238.491

0,51

TỔNG CỘNG

436.211.506

100,00

 

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, mặc dù có sự gia tăng về giá trị nhưng thị trường NK nhóm sản phẩm cá ngừ tươi/sống/đông lạnh/khô của Việt Nam (mã HS03) năm nay lại có xu hướng thu hẹp so với năm 2011.

Nếu như năm ngoái, Tây Ban Nha xếp thứ 4 trong số các thị trường NK các sản phẩm này thì 9 tháng đầu năm nay, nước này đã thay thế Bỉ để xếp ở vị trí thứ 3. XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Bỉ từ đầu năm đến nay giảm tới 19,94%. Trong khi đó, Bồ Đào Nha lại là thị trường đơn lẻ trong khối các nước EU có giá trị NK cá ngừ của Việt Nam tăng đáng kể, hơn 357% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 1,006 triệu USD trong khi 9 tháng đầu năm ngoái chỉ đạt 219.670 USD.

Trái ngược với thị trường NK nhóm sản phẩm cá ngừ mã HS03, thị trường NK nhóm sản phẩm cá ngừ đóng hộp và chế biến khác của Việt Nam lại có xu hướng mở rộng hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, thị trường NK các sản phẩm cá ngừ chế biến khác thuộc mã HS16 đang được các DN rất quan tâm. Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của thị trường Mỹ trong danh sách thị trường NK sản phẩm này và sự tăng trưởng của thị trường Đài Loan.

Nếu như năm ngoái, Mỹ không phải là thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm cá ngừ chế biến của Việt Nam thì từ đầu năm đến nay, do các nước cung cấp chủ yếu các sản phẩm này cho Mỹ giảm khối lượng XK nên các DN cá ngừ Việt Nam đã “tranh thủ” thời cơ đưa hàng vào thị trường này.

Theo phân tích của các chuyên gia, điều kiện thiên nhiên năm nay thuận lợi đã giúp cho nguồn cá ngừ nguyên liệu của Việt Nam dồi dào hơn so với các năm trước, cộng với tình hình thị trường như hiện nay, XK cá ngừ của Việt Nam sẽ tiếp tục giữ được đà tăng trưởng cho đến cuối năm.

Tuy nhiên, để có đủ nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, các DN còn phải NK thêm một lượng lớn cá ngừ nguyên liệu về để chế biến XK. Về  lâu dài, NK vẫn là giải pháp giúp các DN chế biến XK cá ngừ duy trì và mở rộng được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Dự báo giá trị NK cá ngừ năm nay sẽ tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, một vấn đề nổi lên gần đây đang làm “xôn xao” các DN chế biến XK cá ngừ, đó là dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đưa ra trình Quốc hội được soạn thảo theo hướng quy định phải có bảo lãnh của các tổ chức tín dụng thì DN mới được hưởng ân hạn thời gian nộp thuế. Nếu được thông qua, việc sửa đổi này sẽ gây khó khăn rất lớn cho các DN NK nguyên liệu về chế biến và việc giải quyết bài toán nguyên liệu của ngành cá ngừ Việt Nam trong tương lai sẽ thực sự rơi vào bế tắc. 


Nguồn: Vasep