VINANET - Theo số liệu từ TCHQVN, hai quý đầu năm 2011 Việt Nam đã xuất khẩu 53,3 nghìn tấn chè các loại, trị giá 78,3 triệu USD, giảm 3,5% về lượng nhưng tăng 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010, đạt 38,1% kế hoạch năm, tuy nhiên xuất khẩu chè trong tháng 6 lại tăng trưởng so với tháng liền kề trước đó , tăng 31,3% về lượng và tăng 43,5% về trị giá đạt 18,5 triệu USD với 11,7 nghìn tấn chè.
Trong hai quý đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu chè chính sang các thị trường Đài Loan, Pakistan, Nga, Trung Quốc….
Đài Loan là thị trường tiêu thụ hàng đầu chè của Việt Nam, chiếm 16,7% thị phần, với 8,9 nghìn tấn chè , trị giá 11,3 triệu USD. Trong đó tháng 6 đã nhập khẩu 2,3 nghìn tấn từ thị trường Việt Nam, trị giá trên 3 triệu USD, tăng 27,09% về lượng và tăng 30,58% về trị giá so với tháng liền kề trước đó.
Kế đến là thị trường Pakistan với lượng xuất trong 2 quý đầu năm là 7,1 nghìn tấn, trị giá 12,6 triệu USD, giảm 5,1% về lượng nhưng tăng 2,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010, trong đó tháng 6 Việt Nam đã xuất khẩu 1,4 nghìn tấn, trị giá trên 3 triệu USD, tăng 101,22% về lượng và tăng 111,26% về trị giá so với tháng liền kề (đây là thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc trong tháng).
Theo dự báo của Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas), kim ngạch xuất khẩu năm 2011 sẽ tiếp tục tăng khoảng 20% so với mức 197 triệu USD của năm 2010, lên trên 200 triệu USD.
Mặc dù có sự giảm nhẹ về khối lượng, giá trị xuát khẩu vẫn cao hơn mức của cùng kỳ năm ngoái do sự gia tăng 3,7% về giá cả xuất khẩu, ở mức giá trung bình 1.437 USD/tấn.
Với giá xuất khẩu tương đương từ 60-70% mức giá trung bình của thế giới, Hiệp hội chè Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè.
Chè Việt Nam đã được xuất khẩu sang 110 quốc gia và vùng lãnh thổ và thương hiệu.
So với mức giá xuất khẩu trước đây thường chỉ bằng 50% giá thế giới thì mức giá trên hiện đã tăng đáng kể và đang ở mức 60%-70% giá chè bình quân của thế giới.
Tuy vậy, dù đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè nhưng giá chè Việt Nam vẫn khó tăng mạnh mẽ vì nước ta vẫn xuất khẩu chè nguyên liệu là chủ yếu.
Ngoài ra, cây chè cũng đang phải đối mặt với sự “xâm lấn” của nhiều loại cây trồng khác do hiệu quả kinh tế có phần nhỉnh hơn. Thêm vào đó, với những diện tích trồng trồng chè theo đúng quy trình kỹ thuật giá thu mua vẫn chưa có sự chênh lệch nhiều so với những vùng trồng khác nên chưa khuyến khích được người trồng.
Vấn đề là chè Việt Nam năng suất không cao, chất lượng không bảo đảm, không ổn định và chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, nên giá chỉ bằng 50% giá thế giới.
Tại Hội thảo “Bàn về thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh chè 2011 và diễn đàn phát triển chè bền vững lần thứ IV” do Hiệp hội chè Việt Nam, Cục trồng trọt tổ chức đã đề xuất định hướng ngắn hạn và dài hạn cho ngành như sau:
Ngắn hạn trong năm 2011:
-Giảm đầu tư bằng nguồn vốn vay. Tập trung vào sản xuất chè với chất lượng ổn định. Hái ngắn và tìm mọi phương án thuyết phục người dân hái ngắn. Giảm sản lượng và tăng chất lượng, thậm chí giảm tỷ lệ lợi nhuận. Duy trì loại chè mà các đơn vị đang sản xuất, không nên chuyển đổi hoặc xây mới các nhà máy vào lúc này. Mọi phương án cần được cân nhắc để duy trì hoạt động của doanh nghiệp qua thời kỳ này.
- Thị trường: Khuyến cáo tham gia vào các thị trường cao hơn thông qua các hệ thống chứng nhận quản lý chất lượng và thân thiện với môi trường như: GAP, UTZ và RFA, hoặc chí ít là việc đảm bảo chất lượng sản xuất. Đối với các doanh nghiệp thương mại khuyến nghị giảm mua đối với các mặt hàng chất lượng kém không đồng đều. Đây là thời điểm chúng ta cần đoàn kết lại giảm tối đa các sản phẩm chất lượng xấu, kể cả mua để đấu trộn.
- Giá mua thế giới biến động giảm không nhiều so với cuối năm ngoái, tuy nhiên do áp lực từ các nước sản xuất lớn bị giảm lượng hàng bán vào một số thị trường quan trọng tại Trung Cận Đông nên giá bán sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Tránh tình trạng lặp lại của năm 2009 khi giá đầu vào quá cao, các doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng và phải nâng giá bán trong khi giá thế giới đối với mặt bằng chất lượng này không tăng khiến chè sẽ bị tồn đọng với giá cao, không bán được.
Bắt đầu thảo luận về việc thành lập 1 sàn đấu giá độc lập đầu tiên. Trước đây, việc thành lập Sàn đấu giá còn phải tính đến Nhà nước nhưng với tình hình hiện tại, Ngành công nghiệp có thể tự thành lập 1 sàn đấu giá độc lập với mục đích công khai minh bạch giá bán, chất lượng chè, 1 phương án tốt nhất để nâng giá mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí marketing riêng lẻ của các doanh nghiệp mà thế giới vẫn biết đến sản phẩm và chất lượng của chè Việt Nam.
Định hướng dài hạn đến 2013:
Các doanh nghiệp cần tập trung đa dạng hoá sản phẩm. Tập trung vào sản xuất các loại chè có chất lượng cao, đặc sắc và tìm kiếm những thị trường ngách, tránh đối đầu bằng giá và hạ thấp chất lượng như hiện nay. Tập trung sản xuất các loại chè xanh cao cấp theo mô hình của Trung Quốc, Nhật Bản.
Các doanh nghiệp nên gom lại với nhau thành các tập đoàn lớn, ưu tiên phát triển các tập đoàn của người Việt, hạn chế số đầu mối xuất khẩu.
Các doanh nghiệp nên nghĩ đến sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như trà đóng hộp hoặc trà chiết xuất, trà đóng lon…
Các doanh nghiệp nên ủng hộ và có thể góp vốn xây dựng sàn đấu giá, có thể chung nhau góp vốn xây nhà máy chiết xuất
Tham khảo thị trường xuất khẩu chè hai quý đầu năm 2011
ĐVT: Lượng (Tấn); trị giá (USD
|
|
|
% tăng giảm T6/2011 so T5/20111
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Ng.Hương)