(VINANET) - Theo số liệu từ TCHQ Việt Nam, xuất khẩu chè tháng đầu năm của cả nước giảm cả về lượng và trị giá so với tháng cuối năm 2011, với 8,9 nghìn tấn, trị giá 13,4 triệu USD, đồng thời cũng giảm 19% về lượng và 17,5% về trị giá so với tháng 1/2011.

Qua bảng số liệu cho thấy, ba thị trường chính xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng đầu năm này đều giảm đó là các thị trường Pakistan, Nga và Đài Loan. Đứng đầu về lượng xuất trong tháng là thị trường Pakistan với 3,1 nghìn tấn, chiếm 15,8% thị phần, đạt kim ngạch 4,9 triệu USD, giảm 54,48% về lượng và giảm 53,31% về trị giá so với cùng kỳ năm trước – đây cũng là thị trường có sự sụt giảm mạnh nhất.

Các chủng loại chè được xuất khẩu trong tháng đầu năm nay sang thị trường Pakistan như chè xanh BT, chè SP 2(chè đã qua chế biến, sấy khô, đóng thùng carton 439 thùng, 20 kg/thùng)… phương thức thanh toán theo giá CF, CFR, CIF, CNF.

Tham khảo một số chủng loại chè xuất khẩu sang thị trường Pakistan trong tháng 1/2012

Chủng loại

ĐVT

Đơn giá

Cảng, cửa khẩu

Chè xanh BT

kg

2.65

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Chè xanh BPS. Hàng mới 100%.

kg

1.42

Cảng Hải Phòng

Chè xanh PEKOE1

tấn

1,600.00

Cảng Hải Phòng

Chè xanh BT

kg

2.65

ICD III -Transimex (Cang SG khu vuc IV)

Chè Xanh SP2 ( chè đã qua chế biến, sấy khô, đóng thùng carton 439 thùng, 20kgs/thùng)

kg

2.60

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Chè đen CTC BP1

kg

1.33

Cảng Hải Phòng

Đứng thứ hai sau thị trường Pakistan là thị trườngNga với lượng xuất khẩu trong tháng là 1,4 triệu tấn, trị giá 2,2 triệu USD, giảm 35,72% về lượng và giảm 37,44% về trị giá so với tháng 1/2011.

Với kim ngạch 1,3 triệu USD, Đài Loan đứng thứ 3 về thị trường xuất khẩu chè trong tháng, đạt trên 1 nghìn tấn, giảm 13,3% về lượng và giảm 1,18% về trị giá so với cùng kỳ.

Ngoài những thị trường có lượng và kim ngạch xuất giảm còn có những thị trường tăng trưởng như: Indonesia – tuy lượng xuất trong tháng chỉ đạt 483 tấn, trị giá 539,8 nghìn USD, nhưng lại có sự tăng trưởng vượt bậc so với các thị trường so với cùng kỳ năm trước, tăng 144,1% về lượng và tăng 92,50% về trị giá; A rập Xê út tăng 61,14% về lượng và 88,3% về trị giá so với tháng 1/2011 với 211 tấn, trị giá 425,3 nghìn USD…

Một trong những nội dung mà Bộ NNPTNT yêu cầu thực hiện để để phát triển chè bền vững trong thời gian tới là yêu cầu Hiệp hội Chè Việt Nam cần chấn chỉnh và vận động các thành viên làm tốt công tác thu mua nguyên liệu đúng tiêu chuẩn với giá hợp lý, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phấn đấu đưa giá chè xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2015 ngang bằng với giá bình quân của thế giới.

Trong năm 2012, Bộ NNPTNT yêu cầu Cục Trồng trọt chủ trì rà soát quy hoạch và chỉ đạo các địa phương thực hiện, có kế hoạch trồng mới, cải tạo các vườn chè cũ bằng giống mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất, phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 50% diện tích chè được cấp chứng chỉ.

Cục Bảo vệ thực vật rà soát và công bố các danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên cây chè, chỉ đạo các Chi cục Bảo vệ thực vật ở các vùng tăng cường kiểm soát, khống chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với cây chè.

Sở NNPTNT các tỉnh có trồng và chế biến chè tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, chế biến chè; tham mưu với ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các chính sách của địa phương khuyến khích người trồng chè canh tác, thu hái đúng kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân.

Bộ NNPTNT giao Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối tiếp tục chủ trì xây dựng Đề án nâng cao giá trị gia tăng ngành chè đến năm 2020; phối hợp với các ban, ngành, địa phương kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở chế biến chè, kiểm soát về chất lượng từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ.

Theo số liệu Bộ NNPTNT, đến năm 2010 diện tích chè cả nước đạt 129,4 nghìn ha, trong đó 117,3 nghìn ha cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 73 tạ chè búp tươi/ha, kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD. So với năm 2000, diện tích tăng 45,4%, năng suất tăng 74,6%, kim ngạch xuất khẩu gấp 3,4 lần.

Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chè chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn còn nhiều yếu kém tồn tại; việc áp dụng sản xuất nông nghiệp tốt còn rất thấp, chưa kiểm soát tốt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cải tạo trồng mới chè nhiều nơi gặp khó khăn...

Thống kê thị trường xuất khẩu chè tháng 1/2012

ĐVT: Lượng (tấn); trị giá (USD)

Thị trường

KNXK Tháng 1/2011

KNXK tháng 1/2012

% so sánh

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng trị giá

11.104

16.279.333

8.994

13.430.838

-19,00

-17,50

Pakistan

3.139

4.939.884

1.429

2.306.222

-54,48

-53,31

Nga

1.492

2.265.092

959

1.417.098

-35,72

-37,44

Đài Loan

1.045

1.311.097

906

1.295.631

-13,30

-1,18

Indonesia

483

539.807

1.179

1.039.103

144,10

92,50

A rập Xếut

211

425.391

340

801.014

61,14

88,30

Trung Quốc

555

772.311

556

747.827

0,18

-3,17

Ba Lan

365

366.837

369

423.253

1,10

15,38

Hoa Kỳ

256

276.076

285

313.719

11,33

13,64

Đức

341

408.902

198

289.027

-41,94

-29,32

Tiểu VQ Ảrập Thống nhất

119

221.512

77

154.720

-35,29

-30,15

Philippin

65

171.476

49

128.337

-24,62

-25,16

Nguồn: Vinanet