Ngành dệt may đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong các ngành xuất khẩu của Việt Nam. Trong 2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 2.085.029.121 USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 13,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may vào các thị trường truyền thống vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Tính đến hết tháng 2, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ tăng 15,57%, đạt trị giá 1.078.419.394 USD và chiếm 51,7% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước; đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản đạt 265.806.019 USD tăng 32,92% so với cùng kỳ.
Thị trường Hàn Quốc đang trở thành một thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp dệt may, bởi sức tiêu thụ ở thị trường này là khá lớn. Hiện thị trường Hàn Quốc đứng thứ 4 trong số các nước nhập khẩu hàng dệt may của Việt nam chỉ sau Mỹ, Nhật và EU. Các chuyên gia dự báo, khi Hiệp định Tự do thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc ký kết sẽ là “đòn bẩy” quan trọng nâng kim ngạch thương mại, trong đó có lĩnh vực dệt may. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 2 tháng đầu năm 2012 đã tăng 55,12% so với cùng kỳ và đạt 172.336.739 USD.
Thị trường xuất khẩu dệt may 2 tháng đầu năm 2012
|
|
|
% tăng giảm T2/2012 so với T1/2012
|
% tăng giảm 2T/2012 so với cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nam Phi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Năm 2012 cũng được xem là năm thách thức về thị trường xuất khẩu của ngành dệt may. Xuất khẩu dệt may vào các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, châu Âu... thời gian tới sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Mặt khác, do khó khăn về thị trường xuất khẩu, một số nước như Ấn Độ, Indonesia... đã chấp nhận giảm giá để hút đơn hàng nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải có chiến lược cụ thể để có thể sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với các đối thủ khác.
Theo các chuyên gia trong ngành, để có thể giải quyết được những khó khăn thì bản thân các doanh nghiệp cũng nên nỗ lực tìm cơ hội tại các thị trường mới, tránh tình trạng phụ thuộc quá lớn vào các thị trường cũ. Hiện nay, các doanh nghiệp đã tìm hướng xâm nhập và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường mới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, New Zealand, Ấn Độ, Nga... Nếu như trước đây, chỉ riêng thị trường Mỹ đã chiếm tới 60% hàng dệt may Việt Nam thì hiện tiêu thụ chỉ còn khoảng 51%, các thị trường nhỏ trước đây chỉ chiếm 10%, đến nay nhờ nỗ lực của các doanh nghiệp đã nâng lên con số 20%.
(Vinanet)