Xuất khẩu dệt may đầu năm 2012 đã có những dấu hiệu giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp phải chạy vạy khắp nơi để lo đơn hàng, thậm chí nhiều công ty đã phải chấp nhận giảm giá bán để giữ thị trường và cạnh tranh. Tháng 1/2012 kim ngạch chỉ đạt 1,08 tỷ USD, chiếm 15,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước (giảm 17,05% so với tháng cuối năm 2011 và cũng giảm 14,05% so với tháng 1/2011).

Phần lớn các thị trường xuất khẩu hàng dệt may đều bị sụt giảm kim ngạch trong tháng đầu năm, trong đó đang chú ý là tất cả các thị trường lớn đều giảm tiêu thụ hàng dệt may từ Việt Nam như Hoa Kỳ đạt 558,75triệu USD (giảm 9,79% so với T12 và giảm 15,23% so với T1/2011), Nhật Bản đạt 124,49 triệu USD (giảm 20% so với T12 và giảm 6,71% so với T1/2011), Hàn Quốc đạt 77,45triệu USD (giảm 2,22% so với T12 nhưng tăng 8,81% so với T1/2011), Đức đạt 46,54 triệu USD (giảm 27,43% so với T12 và giảm 20,85% so với T1/2011), Anh đạt 30,38 triệu USD (giảm 14,24% so với T12 và giảm 19,53% so với T1/2011). Tuy nhiên, trong tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may sang một số ít thị trường đạt mức tăng trưởng dưong về kim ngạch; trong đó nổi bật nhất là thị trường Cu Ba và Lào tuy kim ngạch nhỏ, nhưng so với tháng trước đó thì đạt mức tăng trưởng rất mạnh trên 100% (Cu Ba tăng 286,9%, đạt 0,42 triệu USD; Lào tăng 126,37%, đạt 0,74triệu USD)

Thị trường xuất khẩu hàng dệt may tháng 1/2012

ĐVT: USD
 
 
Thị trường
 
 
T1/2012
 
 
T12/2011
 
 
T1/2011
 

% tăng, giảm KN T1/2012 so với T12/2011

 

%tăng, giảm KN T1/2012 so với T1/2011

Tổng cộng
1.078.646.371
1.300.369.306
1.254.945.024
-17,05
-14,05
Hoa Kỳ
558.750.251
619.405.742
659.108.899
-9,79
-15,23
Nhật Bản
124.487.649
155.651.864
133.444.680
-20,02
-6,71
Hàn Quốc
77.451.788
79.207.656
71.183.224
-2,22
+8,81
Đức
46.538.638
64.128.073
58.800.001
-27,43
-20,85
Anh
30.381.978
35.425.641
37.757.305
-14,24
-19,53
Tây Ban Nha
27.365.292
40.268.581
41.197.245
-32,04
-33,57
Canada
20.361.944
27.966.932
20.353.568
-27,19
+0,04
Hà Lan
18.282.022
23.814.918
18.558.236
-23,23
-1,49
Trung Quốc
14.338.274
25.157.476
10.044.532
-43,01
+42,75
Pháp
12.339.641
17.153.599
17709037
-28,06
-30,32
Đài Loan
11.788.135
21.775.339
16488753
-45,86
-28,51
Italia
11.781.270
21.151.072
15944626
-44,30
-26,11
Bỉ
10.041.696
13.929.237
12831186
-27,91
-21,74
Đan Mạch
8.252.353
11.817.772
9642682
-30,17
-14,42
Nga
6.440.872
6.866.818
7575333
-6,20
-14,98
Mehico
6.313.161
6.240.329
6347048
+1,17
-0,53
Hồng Kông
5.730.277
9.657.153
5205930
-40,66
+10,07
Campuchia
5.340.814
9.026.027
7439178
-40,83
-28,21
Australia
5.227.593
5.906.685
5934112
-11,50
-11,91
Indonesia
4.945.824
7.302.881
5660496
-32,28
-12,63
Braxin
4.095.247
4.642.753
2266068
-11,79
+80,72
Séc
3.918.409
5.618.981
4505748
-30,26
-13,04
Thụy Điển
3.543.599
6.131.349
7020222
-42,21
-49,52
Thái Lan
2.755.879
6.247.532
2641534
-55,89
+4,33
Panama
2.641.120
2.330.962
1690281
+13,31
+56,25
Ucraina
2.588.196
2.459.118
2052844
+5,25
+26,08
Chi Lê
2.402.241
2.996.664
 
-19,84
*
Tiểu VQ Arập TN
2.333.339
5.472.064
5130082
-57,36
-54,52
Ả Râp Xê Út
2.157.938
4.242.807
2109130
-49,14
+2,31
Nam Phi
2.004.099
2.355.287
3359431
-14,91
-40,34
Ấn Độ
1.999.886
1.649.313
854990
+21,26
+133,91
Singapore
1.791.479
3.660.269
1959025
-51,06
-8,55
Achentina
1.719.577
4.733.230
 
-63,67
*
Bangladesh
1.501.211
2.195.842
 
-31,63
*
Nauy
1.459.970
1.065.959
2029676
+36,96
-28,07
Ba Lan
1.418.343
2.916.424
2890599
-51,37
-50,93
Malaysia
1.370.365
3.285.916
2670019
-58,30
-48,68
Israel
1.292.511
892.513
 
+44,82
*
Thụy Sỹ
1.195.975
1.134.518
902414
+5,42
+32,53
Áo
1.176.734
1.892.091
1571627
-37,81
-25,13
Slovakia
1.172.372
857.987
 
+36,64
*
Hungary
1.146.707
814.918
939846
+40,71
+22,01
Philippin
863.126
1.527.216
1818458
-43,48
-52,54
Lào
743.520
328.450
1057515
+126,37
-29,69
Angola
653.252
540.160
 
+20,94
*
Thổ Nhĩ Kỳ
644.467
6.764.743
12752781
-90,47
-94,95
Hy Lạp
617.782
509.238
944251
+21,31
-34,57
Phần Lan
509.664
370.237
1918445
+37,66
-73,43
New Zealand
420.240
903.450
 
-53,48
*
Cuba
417.741
107.971
236680
+286,90
+76,50
Bờ biển Ngà
117.900
 
 
*
*
Ai cập
116.209
1.033.068
879042
-88,75
-86,78
Gana
75.526
0
 
*
*
Myanma
44.035
147.164
202143
-70,08
-78,22
Nigieria
35.376
53.592
 
-33,99
*

Năm 2012, được cho là năm nhiều khó khăn của ngành dệt may Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) dự báo tăng trưởng xuất khẩu năm 2012 sẽ chỉ còn khoảng 10%, trong khi năm 2011 là 30%.

Trong số các doanh nghiệp thuộc hiệp hội, chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp lớn có đơn hàng đến quý III và IV, trong khi cùng thời điểm năm ngoái hầu hết các doanh nghiệp dệt may đã kín đơn hàng đến quý III.

Giữ giá để cạnh tranh

Giải pháp của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may hiện nay là giảm đơn hàng sang thị trường châu Âu, chuyển trọng tâm sang làm hàng xuất khẩu vào các thị trường ít bị ảnh hưởng hơn như: Mỹ, Nhật và các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nga...

Nhưng biện pháp hữu hiệu nhất đang áp dụng thành công đó là tiết giảm chi phí, không nâng giá bán sản phẩm, cùng khách hàng giữ thị trường.

Nhiều doanh nghiệp cũng tiếp tục làm việc với các khách hàng truyền thống để ổn định đơn hàng, giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công, tập trung nâng cao tỷ lệ làm hàng xuất khẩu theo phương thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm cho khách hàng), tăng sử dụng các nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước...

Theo Vitas, năm 2011, xuất khẩu theo phương thức ODM của toàn ngành mới đạt khoảng 800 triệu USD, chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng dự kiến tỷ lệ này sẽ được nâng lên 15% vào năm 2015 và 20% năm 2020.

Ông Trần Quang Nghị, Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam, cho biết ngay từ cuối năm 2011, Vinatex đã xây dựng kế hoạch, triển khai quyết liệt việc tiết giảm chi phí sản xuất, giảm định mức tiêu hao nguyên liệu chính, tiết kiệm nhiên liệu, giảm các chi phí gián tiếp với tổng số tiền 489,6 tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng chi phí sản xuất của Tập đoàn.
Tập đoàn cũng đặt ra mục tiêu, ngoài số tiền tiết kiệm đã đề ra kế hoạch đầu năm, sẽ tiết kiệm thêm 178,6 tỷ đồng, và tổng lợi nhuận sau khi tiết kiệm theo Nghị quyết 01/NQ-CP sẽ là 1.691,3 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc ký giao ước giữa lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam với 15 tổng công ty, công ty trọng yếu về thực hiện sản xuất kinh doanh 2012 và thực hành tiết kiệm sẽ là một định hướng quan trọng để ngành dệt may Việt Nam hoàn thành mục tăng trưởng khoảng 10-12% so với năm 2011, đạt kim ngạch xuất khẩu 15 tỷ USD,  trong đó, xuất siêu đạt 7 tỷ USD.

(vinanet-T.T)

Nguồn: Vinanet