(Vinanet) Mặt hàng điện thoại và linh kiện chính thức tham gia vào danh mục thống kê hàng hóa xuất khẩu của Tổng cục Hải quan từ năm 2010. Ngay lần đầu tiên có mặt trong bảng thống kê, mặt hàng này đã lập tức bước chân vào câu lạc bộ hàng hóa xuất khẩu “tỉ USD” của Việt Nam với tổng giá trị kim ngạch đạt trên 2,3 tỉ USD, đứng thứ 11 trong tổng số 38 nhóm hàng hóa chủ lực được ngành Hải quan thống kê năm đó. Đến năm 2012, mặt hàng điện thoại đã nhảy vọt lên vị trị thứ 2, với tổng kim ngạch trên 12,7 tỉ USD, chỉ đứng sau dệt may (trên 15 tỉ USD).

Nếu xét về tốc độ tăng trưởng và cả ở con số tuyệt đối thì có lẽ không mặt hàng nào sánh được mức tăng đến hơn 10 tỉ USD chỉ trong vòng 2 năm như điện thoại.

Năm tháng đầu năm 2013, điện thoại đã soán ngôi số 1 của dệt may trở thành mặt hàng xuất khẩu số 1 ở nước ta với kim ngạch đạt 8,11 tỉ USD, chiếm 16,01% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, tăng mạnh 113,64% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng xuất khẩu điện thoại tháng 5 tiếp tục tăng 39,63% so với tháng 4 đạt mức 2,16 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đạt mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó đáng chú ý nhất là xuất sang Braxin đạt mức tăng cực mạnh 1.029%, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 71,2 triệu USD; ngoài ra còn có rất nhiều thị trường đạt mức tăng trên 100% về kim ngạch so với cùng kỳ như: Trung quốc (+337,59%); Ấn Độ (+323,5%); Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (+312,65%); Nam Phi (+264,93%); Thái Lan (+168,7%); Hà Lan (+157,18%); Áo (+142,95); Thổ Nhĩ Kỳ (+120,82%); Malaysia (+112,82%); Thuỵ Điển (+111,4%); Italia (+103,79%).

 

Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang các thị trường 5 tháng đầu năm 2013

ĐVT: USD

Thị trường

 

 

T5/2013

 

 

5T/2013

% tăng, giảm KN T5/2013 so với T4/2013

 

% tăng, giảm KN 5T/2013 so với 5T/2012

Tổng kim ngạch

2.161.719.534

8.107.436.051

+39,63

+113,64

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

340.099.066

1.359.643.987

+66,22

+312,65

Đức

138.372.833

706.127.818

-26,09

+74,32

Áo

111.383.671

554.292.876

+43,13

+142,95

Ấn Độ

125.985.941

511.019.465

-14,99

+323,50

Anh

120.948.396

469.103.916

+74,08

+76,64

Italia

126.183.957

360.968.892

+101,92

+103,79

Hồng Kông

122.192.817

341.318.368

+93,06

+97,82

Nga

61.334.189

335.745.146

-20,18

+65,63

Thái Lan

67.929.778

311.662.593

+36,25

+168,70

Pháp

68.289.953

282.999.352

+129,75

+29,08

Malaysia

85.109.427

264.500.142

+83,01

+112,82

Hà Lan

78.467.209

262.524.330

+50,11

+157,18

Tây Ban Nha

68.673.894

238.920.212

+136,43

+33,33

Thuỵ Điển

79.354.630

209.727.465

+19,06

+111,14

Australia

97.430.800

207.901.495

+172,53

+90,31

Indonesia

45.200.065

200.474.165

+11,42

+99,72

Đài Loan

47.306.822

188.462.836

-23,16

+98,03

Nam Phi

57.079.466

168.545.558

+79,07

+264,93

Singapore

41.998.145

134.933.236

+53,80

+76,48

Trung quốc

32.826.989

132.053.666

+33,11

+337,59

Thổ Nhĩ Kỳ

43.209.949

116.738.156

+391,99

+120,82

Hoa Kỳ

18.422.042

103.445.762

-38,69

+56,65

Philippines

21.822.149

79.678.883

+15,57

+39,89

Braxin

32.035.040

71.199.052

+48,88

+1029,37

Hàn Quốc

6.607.591

26.676.628

+6,15

-28,84

Campuchia

1.366.794

8.919.936

+15,34

-61,52

Nhật Bản

1.016.351

5.179.708

-4,02

-88,30

Dự báo xuất khẩu điện thoại của cả nước có thể vượt qua mốc 20 tỷ USD năm nay. Như vậy, nếu đạt được con số này, xuất khẩu điện thoại còn có thể "vượt mặt" xuất khẩu dầu thô.

Điều đáng quan tâm là con số xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng của điện thoại chỉ đến từ một nhà máy sản xuất duy nhất - nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) nằm tại KCN Yên Phong, Bắc Ninh. SEV được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 3-2008, với tổng vốn đầu tư khoảng 700 triệu USD, xây dựng trên tổng diện tích khoảng 100 ha.

Đến tháng 4-2009, Công ty đưa vào hoạt động một xưởng lắp ráp điện thoại di động. Tới tháng 8-2009 thêm một xưởng ép và sơn vỏ điện thoại đi vào sản xuất. Cuối tháng 10-2009, SEV chính thức khai trương và trở thành nhà máy sản xuất điện thoại di động đầu tiên của Việt Nam, với công suất khoảng 1,5 triệu sản phẩm/tháng vào thời điểm đó (nhưng đến năm 2010 ngành Hải quan mới thực hiện thống kê).

Nguồn: Vinanet