(VINANET) - Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm 8 tháng đầu năm đạt 2,9 tỷ USD, tăng 20,62% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 8, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng 4,49% so với tháng liền kề trước đó, đạt 412,7 triệu USD.

 

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc, Anh là những thị trường chính xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong đó Hoa Kỳ là thị trường chính, chiếm 38,3% tỷ trọng, tương đương với 1,1 tỷ USD, tăng 30,65% so với 8 tháng năm 2011. Tính riêng tháng 8, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ tăng 4,76% so với tháng 7, đạt 165,5 triệu USD.

 

Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc với kim ngạch đạt trong tháng là 67,6 triệu USD, giảm 7,83%. Tính chung 8 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc đạt 496,3 triệu USD, tăng 14,43% so với cùng kỳ năm trước.

 

Thị trường thứ ba là Nhật Bản, đạt kim ngạch 425,5 triệu USD, tăng 17,28% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 8 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này đạt 59,3 triệu USD, tăng 5,31% so với tháng trước đó.

 

Ngoài ba thị trường chính kể trên Việt Nam còn xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường khác nữa như Hàn quốc, Anh, Canada, Oxtrâylia, Đức, ARập Xêút … Nhìn chung 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang các thị trường chính đều tăng trưởng về kim ngạch. Đáng chú ý, xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Arập Xêút 8 tháng đầu năm nay kim ngạch tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ, tăng 1896,92% , tương đương với 62,5 triệu USD.

 

Thống kê thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm 8 tháng 2012

 

ĐVT: USD

 

 

KNXK T8/2012

KNXK 8T/2012

KNXK 8T/2011

% +/- KN T8 so T7

% +/- KN so cùng kỳ

tổng KN

412.769.334

2.993.701.610

2.481.980.885

4,49

20,62

HoaKỳ

165.530.214

1.147.443.912

878.249.572

4,76

30,65

Trung Quốc

67.625.342

496.306.411

433.702.857

-7,83

14,43

Nhật Bản

59.305.430

425.521.687

362.837.474

5,31

17,28

Hàn Quốc

16.563.941

139.718.441

125.449.179

24,77

11,37

Anh

14.681.247

121.715.924

105.716.395

-0,36

15,13

Canada

9.823.614

74.501.363

56.136.149

-9,38

32,72

Oxtrâylia

13.964.754

72.525.755

60.593.912

29,19

19,69

Đức

6.935.605

71.316.643

72.375.455

6,77

-1,46

A rập Xêut

717.119

62.575.922

3.133.626

-14,63

1,896,92

Pháp

4.351.725

51.353.833

40.845.946

2,58

25,73

Đài Loan

5.639.743

45.888.303

33.842.813

-24,97

35,59

HàLan

4.820.919

42.654.002

38.993.186

-10,78

9,39

ẤnĐộ

3.957.127

29.078.104

17.936.082

7,94

62,12

Bỉ

3.400.010

27.814.759

22.410.675

29,46

24,11

hongkong

5.803.855

26.602.277

31.721.831

171,99

-16,14

Malaixia

2.939.351

20.147.062

23.818.661

9,75

-15,41

Italia

1.384.569

19.471.844

22.902.583

29,60

-14,98

Thuỵ Điển

2.041.237

16.085.594

15.379.553

53,12

4,59

Xingapo

963.665

14.174.361

14.477.173

15,81

-2,09

Tây Ban Nha

1.208.909

11.647.431

12.605.793

133,21

-7,60

Niuzilan

2.302.691

11.002.669

7.756.154

-1,27

41,86

Đan Mạch

825.536

8.301.239

9.730.729

13,45

-14,69

Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất

1.620.086

7.297.654

6.186.357

92,67

17,96

Áo

810.567

6.769.321

3.638.657

-26,18

86,04

Ba Lan

525.224

6.272.930

4.839.035

25,09

29,63

Nauy

999.402

5.765.363

5.558.550

59,64

3,72

Nga

550.827

5.020.459

3.263.839

5,95

53,82

Thổ Nhĩ Kỳ

191.520

4.643.945

5.374.351

79,33

-13,59

TháiLan

668.023

4.563.766

2.074.649

-14,77

119,98

Nam Phi

84.471

3.301.746

1.932.284

-85,94

70,87

Phần Lan

200.489

2.626.260

4.119.724

33,08

-36,25

Hy Lạp

54.595

2.611.735

3.958.247

105,44

-34,02

Thuỵ Sỹ

271.359

2.467.969

2.467.988

132,70

0,00

Séc

82.259

1.985.303

1.443.376

-56,34

37,55

Mêhicô

65.955

1.608.201

1.031.397

-56,94

55,92

Cămpuchia

209.693

1.337.799

842.900

50,18

58,71

Bồ Đào Nha

85.684

1.143.398

1.995.804

7,10

 

Ucraina

155.688

897.115

609.149

134,14

47,27

Hungari

 

784.390

273.514

*

186,78

 

Tại hội thảo “Tháo gỡ khó khăn cho ngành chế biến gỗ trong giai đoạn suy thoái” thì Phát triển công nghiệp chế biến gỗ thành mũi nhọn kinh tế lâm nghiệp là định hướng của Cục Chế biến Thương mại Nông Lâm sản và Nghề muối. Ngành chế biến gỗ ở nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Trong những năm qua, ngành này đã có những bước phát triển vượt bậc, gỗ và sản phẩm gỗ chế biến đang trở thành mặt hàng chủ lực của Việt Nam.

 

Năng lực chế biến của toàn bộ doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay khoảng 15 triệu m3 gỗ tròn mỗi năm. Các sản phẩm chế biến ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về kích thước, màu sắc như: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ, sản phẩm bàn ghế ngoài trời, ván sàn…

 

Mặc dù dây chuyền công nghệ thiết bị chế biến gỗ chưa đạt được trình độ tiên tiến thế giới nhưng cũng đạt trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, đủ đáp ứng việc sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

 

Thị trường xuất khẩu gỗ không ngừng được mở rộng, nếu năm 2003 sản phẩm gỗ của nước ta chỉ xuất khẩu đi 6 nước trên thế giới thì đến nay đã có mặt ở 120 quốc gia, trong đó 3 thị trường chính là Hoa Kỳ (chiếm 38 – 44%), EU (chiếm 28 – 30%), Nhật Bản (12 – 15%).

 

Mặc dù, ngành gỗ chế biến có mức trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng thấp và không bền vững. Tăng trưởng của ngành chế biến gỗ trong giai đoạn vừa qua chủ yếu dựa vào xuất khẩu, đa số là gia công, phụ thuộc vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ nước ngoài, hiệu quả sản xuất còn thấp, sức cạnh tranh yếu. Hiện chỉ có một số ít doanh nghiệp có thể đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế riêng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng.

 

Đến nay cả nước có trên 3.900 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 16%. Tuy chỉ chiếm 16% nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chiếm đến 50%. Có 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có các cá nhân và tổ chức đầu tư vào ngành chế biến gỗ ở nước ta, trong đó Đài Loan chiếm 43,5% số doanh nghiệp, tiếp đến là Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản…

 

Hiện có hơn 50% số cơ sở chế biến gỗ là đơn vị có trang thiết bị đơn giản, phục vụ cho việc sơ chế và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng thấp, phục vụ tiêu thụ nội địa hoặc gia công nguyên liệu phục vụ cho các doanh nghiệp có quy mô lớn.

 

Sự phân bố của các doanh nghiệp chế biến gỗ không đồng đều trên cả nước, những địa phương có nhiều rừng như: Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên lại có rất ít doanh nghiệp chế biến gỗ và quy mô doanh nghiệp rất nhỏ. Trong khi đó, 60% doanh nghiệp và cơ sở chế biến gỗ tập trung ở các tỉnh Đông Nam bộ, với những doanh nghiệp có quy mô lớn.

 

Trong lúc kim ngạch xuất khẩu gỗ đang có những thành công đáng ghi nhận thì tại thị trường nội địa ngành gỗ Việt Nam đang bị lấn át bởi các sản phẩm nhập khẩu. Hiện nay thị trường gỗ nội địa chưa được tập trung phát triển, số lượng các doanh nghiệp khai thác thị trường nội địa chỉ chiếm tỉ lệ thấp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

 

Trong bối cảnh khó khăn của tình hình kinh tế thế giới hiện nay một số doanh nghiệp đang quay về với thị trường nội địa. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của phần lớn doanh nghiệp khi hướng vào thị trường nội địa là chưa tạo được thương hiệu để người tiêu dùng biết đến, chưa tạo được sản phẩm có thiết kế phù hợp với thị trường, chưa có hệ thống phân phối và giá bán hợp lý.

 

Để ngành chế biến gỗ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ông Nguyễn Chiến Thắng - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ & Chế biến Gỗ TP HCM cho rằng: Cần thực hiện quy hoạch chế biến gỗ. Khu công nghiệp chế biến gỗ cần được xây dựng ở các vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu ổn định, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đảm bảo có lợi nhuận và cạnh tranh được với thị trường quốc tế.

 

Ngoài ra, cần có chính sách vay vốn dài hạn cho các doanh nghiệp chế biến gỗ đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, thiết bị…, giúp các doanh nghiệp chế biến gỗ khó tiếp cận với đất và rừng để xây dựng vùng nguyên liệu phù hợp với hoạt động của mình, nâng cao sự cạnh tranh trên thị trường.

 

Bên cạnh đẩy mạnh, hiện đại hóa công nghiệp chế biến gỗ quy mô lớn cần từng bước phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống, góp phần đa dạng hóa kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

 

 

 

Nguồn: Vinanet