VINANET- Hà Lan hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam tại châu Âu sau Đức, Anh và Pháp. Từ năm 2002, xuất khẩu của Việt Nam sang Hà Lan đã tăng trung bình 15%/năm. Trong 2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt hơn 324,14 triệu USD, tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước.

Hà Lan được đánh giá là cửa ngõ và là một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa vào thị trường EU với các lợi thế chiếm 4% tổng số vận chuyển đường bộ, giúp kết nối các cảng và khu công nghiệp với nội địa EU; chiếm 57% tổng số các trung tâm phân phối; đồng thời chiếm lĩnh thị trường ở các lĩnh vực giao nhận kho vận, công nghiệp hóa chất… Những lợi thế về kinh tế, thương mại, xuất khẩu của Hà Lan sẽ hỗ trợ hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU thuận lợi hơn.

Việt Nam xuất khẩu sang Hà Lan chủ yếu là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; giày dép; hàng dệt may; hạt điều; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng thuỷ sản; sản phẩm từ chất dẻo; hạt tiêu; gỗ và sản phẩm gỗ.

Trong 2 tháng đầu năm 2012, mặt hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Hà Lan là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 57.692.401 USD, tăng 17,36% so với cùng kỳ, chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện vươn lên vị trí thứ 2, với trị giá xuất khẩu đạt 44.293.183 USD; đứng thứ 3 là mặt hàng giày dép với trị giá đạt 43.293.183 USD, tuy giảm 2,32% về trị giá nhưng vẫn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường này.

Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hà Lan tăng khá mạnh, tăng 154,53% về lượng và tăng tới 271,42% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, thu về 11.054.262 USD cho Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tuy giảm 19,07% so với cùng kỳ năm trước nhưng Hà Lan vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong khối EU vì đây là thị trường chính trong tiêu dùng và phân phối các sản phẩm nông sản của Việt Nam nói chung và rau quả nói riêng.

Trong 2 tháng đầu năm 2012, một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước là: giày dép giảm 2,32%; hàng thủy sản giảm 2,95%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 17,77%; cà phê giảm 66,16%; sản phẩm mây tre, cói và thảm giảm 40,37%; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc giảm 5,13%.

Thống kê xuất khẩu sang Hà Lan 2 tháng năm 2012

 

Mặt hàng

ĐVT

2 T/2012

%tăng, giảm 2T so với cùng kỳ

 

 

Lượng

Trị giá (USD)

Lượng (%)

Trị giá (%)

Tổng

 

 

324.148.434

 

7,55

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

USD

 

57.692.401

 

17,36

Điện thoại các loại và linh kiện

USD

 

44.293.183

 

*

Giày dép các loại

USD

 

43.750.219

 

-2,32

Hàng dệt may

USD

 

28.381.787

 

9,8

Hạt điều

Tấn

2.673

20.706.819

-11,43

-1,59

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

USD

 

19.442.190

 

141,48

Hàng thuỷ sản

USD

 

17.368.745

 

-2,95

Sản phẩm từ chất dẻo

USD

 

12.305.824

 

10,99

Hạt tiêu

Tấn

1573

11.054.262

154,53

271,42

Gỗ và sp gỗ

USD

 

10.044.652

 

-17,77

Phương tiện vận tải và phụ tùng

USD

 

9.546.759

 

-13,2

Cà phê

Tấn

3.431

6.938.324

-67,32

-66,16

Tuí xách, ví,vali, mũ và ôdù

USD

 

5.808.592

 

51,35

Sản phẩm từ sắt thép

USD

 

5.782.131

 

21,82

Hàng rau quả

USD

 

3.778.674

 

-19,07

Cao su

Tấn

684

2.419.399

 

*

Sản phẩm gốm sứ

USD

 

1.074.534

 

18,22

Sp mây, tre, cói và thảm

USD

 

968.893

 

-40,37

Bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc

USD

 

392.230

 

-5,13

Sản phẩm từ cao su

USD

 

369.384

 

46,09

Gạo

Tấn

296

184.060

 

*

Sản phẩm hoá chất

USD

 

157.922

 

8,2

 

Một số quy định tại thị trường Hà Lan

Hà Lan là bạn hàng lớn của Việt Nam - đứng thứ 4 trong EU sau Đức, Anh, Pháp- là thị trường quan trọng cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hà Lan là nước kinh doanh thương mại, nhập khẩu nhiều, không có chính sách hạn chế mà thậm chí còn khuyến khích nhập khẩu. Do vậy đó là lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh với thị trường này, dưới đây là 2 quy định mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi tiến hành xuất khẩu sản phẩm liên quan vào thị trường này:

1. Quy định về bao gói, nhãn mác

Ngoại trừ một số trường hợp thì không có yêu cầu chung nào đối với việc ghi ký mã hiệu hàng nhập khẩu có ghi rõ nước xuất xứ. Yêu cầu ký mã hiệu đối với những mặt hàng cụ thể có thể lấy từ nhà nhập khẩu. Việc xuất nhập khẩu hay quá cảnh hàng hoá không xuất xứ từ Hà Lan nhưng ghi ký hiệu ám chỉ được sản xuất tại Hà Lan bị cấm.

Không có quy định riêng đối với ký mã hiệu cho các bưu kiện. Các bưu kiện cần được người gửi ghi rõ ký hiệu và đánh số trừ khi nội dung bưu kiện được xác định rõ ràng mà không cần ghi số

Đối với vàng bạc, trước khi được đem ra thị trường tiêu thụ thì cần phải đóng dấu xác nhận đã kiểm tra. Chỉ có hãn hữu một số trường hợp được chấp nhận do lỗi của nhà sản xuất. Việc đóng dấu này được thực hiện bởi Phòng đóng dấu xác nhận tiêu chuẩn của Hà Lan sau khi hàng hoá được nhập khẩu vào Hà Lan.

Hàng đóng gói phải được đánh dấu chất lượng, là loại hàng tinh khiết, ghi rõ thành phần hoặc tỷ lệ pha trộn, trọng lượng tịnh hay kích thước của sản phẩm.

Thực phẩm đóng hộp hoặc đóng gói phải mang nhãn mác viết bằng chữ Hà Lan đối với thành phần bao gồm cả chất phụ gia, ngày sản xuất và thời hạn sử dụng của sản phẩm, tên nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu.

Tất cả nhãn mác phải in bằng tiếng Hà Lan bao gồm các thông tin sau:

(a) Tên nhà sản xuất, nhà nhập khẩu

(b) Nhãn đăng ký;

(c) Nước sản xuất;

(d) Kích thước và trọng lượng quy đổi ra đơn vị thập phân;

(e) Chất lượng, độ tinh khiết, thành phần hoặc tỷ lệ pha trộn;

(g) Thời hạn sử dụng đối với thực phẩm đóng hộp hoặc đóng gói;

Tất cả kích cỡ và trọng lượng tĩnh của sản phẩm phải được quy đổi sang đơn vị thập phân. Hàng hóa không tuân theo nguyên tắc đo lường này vẫn có thể được nhập khẩu nhưng không được bán tới người tiêu dùng cho tới khi nào việc quy đổi về đo lường được tiến hành.

2. Quy định về kiểm dịch động thực vật

Hầu hết sản phẩm động vật chỉ được phép nhập khẩu vào Hà Lan khi các sản phẩm này đã thông qua các cơ sở xác nhận của EU theo các nguyên tắc cơ bản như sau:

- Tình trạng sức khỏe động vật đáp ứng các yêu cầu của Hà Lan (kiểm tra thông qua bảng câu hỏi).

- Các cơ quan quốc gia của các nước ngoài EU có thể cung cấp nhanh những thông tin thường nhật về sự có mặt của một số bệnh truyền nhiễm về động vật ở trên lãnh thổ của họ. Phải có văn bản thông báo mang tính pháp lý có hiệu lực của quốc gia ngoài EU cho biết việc sử dụng một số chất (ví dụ về y tế) đặc biệt có liên quan đến việc cấm sử dụng các hóa chất, việc phân phối đưa ra thị trường và các quy tắc của họ đối với việc kiểm tra và quản lý.

- Các cơ sở dịch vụ thú y ở nước ngoài EU có thể tăng cường việc kiểm tra y tế cần thiết.

- Có các biện pháp hữu hiệu ở nước ngoài EU trong việc ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm về động vật. Đối với các nhà sản xuất sản phẩm thịt ở các nước đang phát triển, các cơ quan quốc gia ở những nước này phải đảm bảo rằng các cơ sở chế biến nơi sản phẩm đang được sản xuất để cung cấp cho người tiêu dùng đã đáp ứng các yêu cầu của Hà Lan.

Việc nhập khẩu động vật và các sản phẩm từ động vật vào Hà Lan cần kèm theo giấy xác nhận y tế. Giấy xác nhận này đặt ra các điều kiện nhằm đáp ứng và kiểm tra xem mọi thứ có được đảm bảo trước khi sản phẩm được phép lưu hành trên thị trường Hà Lan hay không. Các chi tiết về giấy xác nhận được qui định trong rất nhiều chỉ thị khác nhau của Hà Lan.


Nguồn: Vinanet