Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đức trong 9 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng 19,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.504.662.832 USD.
Các mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức trong 3 quí đầu năm 2013 gồm: giày dép; dệt may; cà phê; sản phẩm gỗ; thủy hải sản; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện… nhìn chung kim ngạch xuất khẩu đều tăng ở hầu hết các mặt hàng. Trong đó, mặt hàng chiếm kim ngạch lớn sang thị trường Đức là điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,24 tỷ USD, tăng 55,6% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai về kim ngạch là hàng dệt may với trị giá 463,8 triệu USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ. Tiếp đến là các mặt hàng: giày dép các loại đạt 296,8 triệu USD, tăng 8,1%; cà phê giảm 16,6%, đạt trên 287 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 125,7%, đây là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất; hàng thủy sản tăng 1,3%; túi xách, ví, vali, mũ và ô dù tăng 27,0%...
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong khi người tiêu dùng ở nhiều nước Châu Âu khác phải cắt giảm chi tiêu để chống đỡ với cuộc khủng hoảng kinh tế thì người dân Đức vẫn tiếp tục tiêu thụ thực phẩm chất lượng cao. Theo VASEP, Đức sẽ thu hút các sản phẩm cá ngừ chất lượng cao do mức tăng trưởng kinh tế Đức đạt 0,7% trong quý 2/2013, do không có ngành khai thác hay chế biến cá ngừ, thị trường cá ngừ Đức phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp bên ngoài. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ cá của người Đức ngày càng tăng, nhất là đối với các sản phẩm chế biến sẵn, nên nhu cầu nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của nước này ngày càng tăng. Đức hiện nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ 25 nước trên thế giới, nhiều nhất là từ Ecuador, tiếp đến Philippines, Papua News Guinea và Việt Nam.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Đức trong 9 tháng đầu năm 2013(ĐVT: USD)

 Mặt hàng XK
T9/2013
So T9/2013 với T8/2013 (% +/- KN)
9T/2013
So 9T/2013 với 9T/2012 (% +/- KN)
Tổng KN
364.232.640
-5,5
3.504.662.832
19,9
Điện thoại các loại và linh kiện
121.400.856
0,7
1.242.583.720
55,6
Hàng dệt, may
45.726.536
-27,7
463.842.171
16,1
Giày dép các loại
21.809.667
-31,2
296.855.075
8,1
Cà phê
18.474.740
-5,2
287.083.411
-16,6
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
44.020.284
17,3
234.198.711
125,7
Hàng thủy sản
20.448.590
8,0
146.004.169
1,3
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù
9.563.932
-8,5
96.631.678
27,0
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
12.455.600
1,7
88.712.785
-14,5
Sản phẩm từ chất dẻo
9.653.831
-6,1
83.070.423
7,2
Hạt tiêu
6.628.042
31,0
73.731.312
8,5
Sản phẩm từ sắt thép
6.636.626
-4,1
71.029.799
10,8
Gỗ và sản phẩm gỗ
6.062.149
6,8
66.448.891
-16,5
Cao su
6.866.144
4,8
58.100.266
-19,7
Hạt điều
1.720.914
-48,9
23.519.838
-1,6
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
1.701.909
3,3
16.425.847
-19,4
Sản phẩm gốm, sứ
1.616.020
31,6
14.924.814
-5,2
Phương tiện vận tải và phụ tùng
730.309
-36,1
12.506.274
-61,4
Sản phẩm từ cao su
1.418.204
-18,8
11.072.146
30,3
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
1.008.972
27,4
8.788.310
32,1
Hàng rau quả
1.091.444
15,3
7.629.081
24,2
Sản phẩm hóa chất
526.195
90,4
4.483.835
-43,5
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
751.934
68,4
3.447.882
-8,7
Chè
393.807
-44,2
3.361.297
-10,9
Giấy và các sản phẩm từ giấy
213.383
22,0
1.993.025
20,4
Sắt thép các loại
 
*
280.434
1,3
 
TTNN
 

Nguồn: Thị trường