VINANET- Kim ngạch thương mại Việt Nam – EU có bước tiến mạnh từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 đã tăng lên 24,29 tỷ USD vào năm 2011, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 16,5 tỷ USD và nhập khẩu đạt 7,74 tỷ USD. Trong tháng 2/2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng nhẹ 0,44% so với tháng 1/2012, tính chung 2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2,6 tỷ USD, tăng 35,66% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 2 tháng đầu năm 2012, 3 thị trường Đức, Anh và Hà Lan vẫn là những thị trường lớn nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Dẫn đầu là thị trường Đức với trị giá nhập khẩu 648.322.390 USD, tăng 43,76% so với cùng kỳ và chiếm 24,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường này; tiếp đến là thị trường Anh, với trị giá đạt 353.054.232 USD, tăng 24,5% và chiếm 13,2%. Thị trường Hà Lan đã vượt qua thị trường Pháp vươn lên vị trí thứ 3, với giá trị 324.148.434 USD, tăng nhẹ 7,55% so với cùng kỳ. Hà Lan được đánh giá là cửa ngõ và là một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa vào thị trường EU với các lợi thế chiếm 4% tổng số vận chuyển đường bộ, giúp kết nối các cảng và khu công nghiệp với nội địa EU; 57% tổng số các trung tâm phân phối; đồng thời chiếm lĩnh thị trường ở các lĩnh vực giao nhận kho vận, công nghiệp hóa chất… Những lợi thế về kinh tế, thương mại, xuất khẩu của Hà Lan sẽ hỗ trợ hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU thuận lợi hơn
Thị trường Italia cũng vượt qua thị trường Pháp vươn lên vị trí thứ tư nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2012, với trị giá 276.506.416 USD, tăng 31,84% so với cùng kỳ. Hiện Italia là nước xuất khẩu lớn thứ 7 và nước nhập khẩu lớn thứ 8, chiếm 3,5% thương mại toàn cầu. Trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam vào Italia rất ổn định ở hầu hết các ngành.
Nhìn chung trong 2 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang EU đều tăng trưởng ở hầu hết các thị trường lớn, chỉ có 2 thị trường nhỏ là Slovenia và Síp là kim ngạch xuất khẩu giảm, giảm lần lượt là 40,41% và 75,13% so với cùng kỳ.
Thống kê xuất khẩu hàng hoá sang EU tháng 2 và 2 tháng năm 2012
|
|
|
%tăng giảm T2/2012 so với T1/2012
|
% tăng giảm 2T so với cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Slovakia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Latvia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Slovenia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hiện nay hàng hóa vào EU sẽ lưu thông trên thị trường của 27 nước thuộc khối, do đó việc tạo ra một sản phẩm và xuất khẩu sản phẩm đó vào thị trường một nước, đồng thời phải phù hợp với 26 nước còn lại là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Mặt khác, EU luôn là thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khá khắt khe với mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, phát triển bền vững; đồng thời vẫn đang duy trì chính sách bảo vệ sản xuất nội khối, các biện pháp tự vệ và chống bán phá giá.
EU ngày càng áp dụng nhiều hơn các quy định về chất lượng hàng hóa như quy định về hóa chất (REACH), về truy nguyên hàng hóa (TRACY); quy định về chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý (IUU)… EU cũng đang đẩy mạnh thực hiện Luật nghề rừng (FLEGT) và lấy ý kiến Đạo luật về xuất khẩu kim loại rác. Với mặt hàng thủy sản, EU đưa ra nhiều yêu cầu về vệ sinh, dư lượng các chất có trong sản phẩm… và hàng năm đều tiến hành duyệt danh sách doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.
Trong giai đoạn 2011 – 2013, Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan (GSP) với mức thuế suất giảm trung bình 3,5 điểm %, với tỷ trọng mặt hàng đang được hưởng GSP là khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. EU cũng đang có ý định xem xét và điều chỉnh quy định GSP cho giai đoạn 2013 theo xu hướng giảm ưu đãi cho những nước có khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) nâng cao tính cạnh tranh.
Khi xuất khẩu vào thị trường EU các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về thông tin đối tác, nhất là về khả năng thanh toán và tài chính nhằm tránh tình trạng bị trả chậm tiền hàng hoặc vừa xuất hàng thì đối tác tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp nên có chiến lược hợp lý giữa xuất khẩu sản phẩm chế biến và sản phẩm thô; chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm trước yêu cầu ngày càng khắt khe của EU; tích cực tham vấn các đoàn đàm phán, chuyên gia để được bảo vệ quyền lợi và chuẩn bị khai thác các cam kết, hiệp định thương mại.
Hiện tại, EU không chỉ là thị trường xuất khẩu mục tiêu của Việt Nam mà nhiều nước khác cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, đòi hỏi sản phẩm phải chất lượng, có tính cạnh tranh cao. Khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm có xu hướng giảm vì kinh tế toàn cầu đang khó khăn, một số quốc gia chọn giải pháp gia tăng xuất khẩu để vượt qua khủng hoảng, khiến tính cạnh tranh ở nhiều thị trường xuất khẩu trở nên gay gắt hơn, trong đó có thị trường EU. Do vậy, phát triển hình thức kinh doanh chuỗi và xâm nhập vào các chuỗi phân phối trung tâm của EU sẽ mang đến nhiều cơ hội và lợi thế cho sản phẩm Việt Nam.