(Vinanet) Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu của ngành điện tử có mức tăng trưởng đáng kể. Từ con số vài trăm triệu USD của những năm trước, đến nay, con số này đã vươn lên hàng tỷ USD. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 11 tháng đầu năm, XK máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 6,98 tỷ USD, tăng 86,31% so với cùng kỳ, trong đó riêng tháng 11 kim ngạch đạt 869,87 triệu USD, tăng 95% so với tháng 11 năm ngoái. Hiện nay, hàng điện tử Việt Nam đã XK sang 50 nước.

Thị trường tiêu thụ lớn nhất nhóm sản phẩm này của Việt Nam là Trung Quốc chiếm tới 24% tổng kim ngạch, với 1,68 tỷ USD, tăng 183,26% so với cùng kỳ; Hoa Kỳ đứng vị trí thứ 2 về kim ngạch với 807,39 triệu USD, chiếm 11,56%, tăng 64,17%; tiếp đến Malaysia 776,6 triệu USD, chiếm 11,12%, tăng rất mạnh 963,92%.

 

Thị trường xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện 11 tháng đầu năm 2012

ĐVT: USD

Thị trường
 
T11/2012
 
11T/2012
% tăng giảm KN T11/2012 so với T11/2011
% tăng, giảm KN 11T/2012 so cùng kỳ
Tổng cộng
869.873.212
6.982.477.826
+95,06
+86,31
Trung quốc
204.551.299
1.675.412.425
+199,04
+183,26
Hoa Kỳ
97.421.712
807.394.139
+57,45
+64,17
Malaysia
78.249.693
776.598.035
+1125,30
+963,92
Hà Lan
46.451.328
411.483.575
+80,43
+54,70
Nhật Bản
30.058.801
316.993.043
-25,48
-9,64
Hồng Kông
27.710.517
303.641.570
-0,63
-0,47
Singapore
25.114.496
274.957.671
+27,56
+12,66
Anh
77.503.632
200.806.320
+439,79
+258,42
Thái Lan
11.820.469
188.692.705
+1,51
+22,70
Hàn Quốc
28.151.644
182.817.456
+208,95
+88,82
Pháp
40.480.857
155.189.550
+281,26
+147,89
Đức
28.111.951
145.195.554
+431,03
+215,91
Ấn Độ
16.537.808
141.764.010
+85,98
+70,86
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
9.551.798
131.754.509
-50,54
+15,67
Slovakia
8.504.378
97.122.967
+29,02
+47,13
Nga
7.154.358
90.386.887
-31,53
+91,65
Philippines
7.470.591
89.780.118
+9,86
+58,07
Italia
16.078.834
83.090.634
+114,61
+85,45
Australia
11.415.668
81.044.838
+215,23
+89,21
Tây Ban Nha
15.827.899
75.553.279
+88,72
+86,36
Canada
5.294.160
60.087.856
-4,22
+59,05
Mexico
4.794.524
55.127.210
-9,54
+7,79
Thuỵ Điển
8.935.339
54.393.399
+29,86
+62,71
Braxin
4.258.475
51.106.846
+22,54
-17,89
Nigeria
425.967
47.826.692
-82,85
+261,94
Đài Loan
6.379.395
46.282.347
+109,17
+62,66
Nam Phi
1.685.814
38.193.836
-66,32
+75,46
Ba Lan
2.949.274
37.470.179
-56,52
-17,18
Indonesia
3.119.531
20.020.426
-33,47
-40,97
Phần Lan
1.028.571
17.023.849
-17,26
+50,41
Thổ Nhĩ Kỳ
1.654.136
14.162.123
-61,35
-28,07
Bồ Đào Nha
1.985.862
14.051.991
-24,92
-30,97
Thuỵ Sĩ
713.359
12.593.418
-68,85
+18,04
Panama
928.862
11.126.019
+81,51
+34,73
Hungari
954.791
10.036.987
+83,26
+25,97
Bỉ
606.155
9.227.547
-10,22
+37,22
Rumani
177.569
293.642
-20,85
-92,76
 

Nếu nhìn vào kim ngạch xuất khẩu cứ ngỡ rằng Việt Nam đã XK được công nghệ cao song ẩn sau đó là thực tế rất phũ phàng. Trên thực tế, hàng điện tử Việt Nam giá trị gia tăng rất thấp vì phải nhập khẩu hầu hết nguyên liệu và chủ yếu là lắp ráp. Năng lực sản xuất ngành này lệ thuộc rất lớn vào khối DN FDI với hơn 30% số lượng DN, gần 90% vốn đầu tư, hơn 90% kim ngạch XK và khoảng 80% thị phần nội địa. Một số sản phẩm thông dụng như thiết bị máy tính văn phòng, truyền thông và điện tử khác cũng cơ bản do khối FDI sản xuất. Như vậy, con số trên chủ yếu là của các DN FDI làm ra do họ nắm giữ công nghệ sản xuất hàng điện tử, trong đó phải nhờ đến công lớn của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam.

Các DN 100% vốn nước ngoài như Samsung đến Việt Nam mang theo công nghệ hiện đại, được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách của Nhà nước nên họ có nhiều lợi thế hơn. Trước mắt, những DN này giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động nhưng đổi lại Việt Nam không được hưởng lợi một đồng tiền thuế nào từ các DN này. Đặc biệt, công nghệ cao cũng không được chuyển giao cho các DN Việt Nam.

Còn các DN Việt Nam dù có đóng góp cho thành tích XK trên nhưng không đáng kể, chủ yếu là gia công, lắp ráp cho các công ty nước ngoài, với các thị trường chủ yếu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc) và các nước ASEAN. Vì thế, giá trị tăng của ngành điện tử Việt Nam không cao so với các nước trong khu vực và phần lớn lợi nhuận dành cho các DN FDI. Cho nên, các DN trong nước càng khó khăn hơn khi tham gia vào lĩnh vực này.

Hơn thế, khi Việt Nam gia nhập WTO phải giảm thuế, sản xuất trong nước ít lợi nhuận nên các nhà đầu tư “tháo chạy” khỏi Việt Nam. Trước đây, ở Việt Nam có khoảng 60 DN lắp ráp điện tử, nhưng khi thuế suất nhập linh kiện giảm xuống còn 0% đến 5%, hầu hết các đơn vị này ngừng sản xuất.

Theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, để phát triển ngành công nghiệp điện tử, điều cần thiết là phải có chính sách phù hợp với thực tế, nếu không ngành công nghiệp điện tử sẽ lụi tàn. Nhất là trong tương lai không xa, năm 2015, mọi hàng rào thuế quan giữa các nước tham gia AFTA (Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN) sẽ được gỡ bỏ, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng DN lắp ráp ngoại “tháo chạy” để chuyển sang các nước khác trong khu vực có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển như Thái Lan, Malaysia hoặc khối DN này nhập toàn bộ linh - phụ kiện từ nước khác vào Việt Nam.

Khi đó, Việt Nam chắc chắn sẽ chỉ là nơi tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, những năm gần đây, rất hiếm dự án lớn về lĩnh vực điện tử đầu tư vào Việt Nam. Trước Samsung, chỉ có dự án 1 tỷ USD của Intel (đầu tư vào TP.HCM), còn các dự án lớn khác chỉ dừng lại ở mức thăm dò.

Ông Phạm Tất Thắng, cố vấn cấp cao Bộ Công Thương cho rằng: Để phát triển ngành công nghiệp điện tử, vẫn cần tiếp tục lôi kéo các DN FDI có công nghệ cao nhưng phải làm sao để DN Việt Nam móc nối được với các DN này, cung cấp yếu tố đầu vào hoặc đảm đương một phần trong chuỗi giá trị của nó. Mặt khác, đã đến lúc các DN Việt Nam phải đầu tư vào công nghệ tiên tiến. Lâu nay, Việt Nam luôn NK công nghệ lạc hậu, công nghệ thải loại của Trung Quốc nên sức cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam càng kém đi. Tuy nhiên, muốn tiếp cận với công nghệ hiện đại đòi hỏi phải có vốn dài hạn, lãi suất thấp và có nguồn nhân lực. Các DN Việt Nam không thể tự làm được mà Nhà nước phải hỗ trợ. Đơn cử như việc đào tạo của Việt Nam chưa gắn với thực tế, yêu cầu của DN. Nếu không đáp ứng được nguồn nhân lực có trình độ cao thì các DN Việt Nam cũng “sắp chết”.

Nguồn: Vinanet