Theo thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu rau củ quả của cả nước trong 9 tháng đầu năm 2013 đạt 786,91 triệu USD, tăng 50,69% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 9, kim ngạch đạt 65,64 triệu USD, giảm nhẹ 4,1% so với tháng 8. Đáng chú ý là chúng ta đã tăng sản phẩm có giá trị cao và đã qua chế biến.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ rau củ quả lớn nhất của Việt Nam. 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu rau củ quả sang Trung Quốc đạt 223,94 triệu USD, tăng trên 45,34% so với cùng kỳ, vượt xa thị trường đứng thứ hai là Nhật Bản tới 4,5 lần và thị trường đứng thứ ba là Mỹ tới 6 lần (Nhật 46,5 triệu USD, Mỹ 36,96 triệu USD).
Do nhu cầu tăng cao, chi phí vận chuyển thấp và yêu cầu về chất lượng không quá cao, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu hấp dẫn đối với các loại rau quả Việt Nam như thanh long, chuối, dứa, xoài, mít sấy khô, dừa, nhãn, vải, dưa hấu, khoai tây, măng ta, cà chua, nấm, hạt tiêu, gừng, ớt, nghệ,...
Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết xuất khẩu sang Trung Quốc tăng là do các doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư công nghệ chế biến, sấy khô hoặc đóng hộp để tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản phẩm trái cây sấy khô, đóng hộp sang thị trường này lên. Các sản phẩm trái cây sấy khô đang rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, nên thay vì xuất khẩu trái cây tươi, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển hướng sang xuất khẩu trái cây sấy khô. Ngoài việc tăng giá trị cho sản phẩm, xuất khẩu trái cây sấy khô cũng là cách tốt nhất để các doanh nghiệp giải quyết bớt lượng trái cây dồn ứ vào vụ thuận để chuyển sang cung cấp cho vụ nghịch, tránh tình trạng được mùa mất giá đã diễn ra trong thời gian qua.
Bên cạnh đó nhiều mặt hàng mới cũng được xuất khẩu sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm, trong đó có cả những mặt hàng mà Việt Nam vẫn thường xuyên phải nhập khẩu của Trung Quốc như cam, quýt, nho, táo…
Thị trường xuất khẩu rau quả 9 tháng đầu năm 2013. ĐVT: USD
Thị trường
|
T9/2013
|
9T/2013
|
T9/2013 so với T8/2013
|
9T/2013 so với cùng kỳ
|
Tổng cộng
|
65.640.956
|
786.913.717
|
-4,10
|
+50,69
|
Trung Quốc
|
28.240.874
|
223.939.310
|
+7,55
|
+45,34
|
Nhật Bản
|
4.438.180
|
46.503.602
|
-18,76
|
+17,04
|
Hoa Kỳ
|
4.133.563
|
36.959.405
|
-7,21
|
+32,26
|
Nga
|
1.881.845
|
23.256.372
|
+13,23
|
+4,26
|
Thái Lan
|
2.476.349
|
22.622.241
|
+1,77
|
+53,16
|
Malaysia
|
1.429.938
|
22.238.015
|
-34,60
|
+83,53
|
Hàn Quốc
|
2.125.010
|
22.171.416
|
-9,38
|
+38,21
|
Đài Loan
|
3.439.775
|
18.920.559
|
+23,33
|
-3,56
|
Hà Lan
|
2.475.900
|
17.182.943
|
+0,98
|
+10,90
|
Singapore
|
1.613.053
|
16.808.530
|
-12,58
|
+13,88
|
Indonesia
|
1.012.257
|
16.534.221
|
-29,09
|
-25,58
|
Australia
|
1.375.523
|
11.572.195
|
-17,70
|
+40,95
|
Canada
|
1.208.072
|
10.845.325
|
-21,40
|
+30,62
|
Đức
|
1.091.444
|
7.629.081
|
+15,28
|
+24,16
|
Lào
|
890.813
|
6.204.602
|
-7,70
|
+76,92
|
Pháp
|
738.745
|
5.273.302
|
+14,80
|
+1,82
|
Campuchia
|
394.789
|
4.568.478
|
-15,06
|
+21,50
|
U.A.E
|
212.948
|
4.227.978
|
-58,50
|
-15,55
|
Hồng kông
|
359.748
|
4.131.201
|
-32,97
|
-22,38
|
Italia
|
598.278
|
3.548.468
|
-33,44
|
+9,67
|
Anh
|
254.080
|
2.829.918
|
+34,84
|
-2,00
|
Cô Oét
|
181.244
|
1.854.349
|
-57,13
|
+31,53
|
Ucraina
|
0
|
1.014.256
|
*
|
-43,81
|
Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường khó tính
Không chỉ xuất khẩu tốt vào thị trường dễ tính Trung Quốc, xuất khẩu rau củ quả vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU cũng có những bước tăng trưởng ngoạn mục.
Theo đánh giá của Vinafruit, từ nay đến cuối năm nhu cầu nhập khẩu rau củ quả của các nước Mỹ, EU, châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng. Nhiều khả năng xuất khẩu rau củ quả Việt Nam sẽ cán mốc 1 tỷ USD trong năm nay.
|
Từ 3 – 4 năm nay, xuất khẩu rau củ quả vào Nhật Bản đều có sự tăng trưởng ổn định từ 20 – 30%/năm. Riêng Mỹ có sự tăng trưởng đột phá trong mấy năm gần đây, trong 3 năm liên tiếp 2011, 2012, 2013 đều có sự tăng trưởng từ 40 – 50%/năm. 8 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu rau củ quả vào Mỹ đạt gần 33 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ 2012.
Sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ khá đa dạng với nhiều chủng loại như dứa, chuối, thanh long, chôm chôm, dừa, mít, chanh, me; các loại rau xuất khẩu như cải bắp, dưa chuột, hành, đậu, sả, ớt... Đáng chú ý, Việt Nam đã tăng xuất khẩu các sản phẩm rau quả tươi và giảm dần các sản phẩm rau quả đóng hộp.
Sau những nỗ lực của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và nông dân, ngày 30.6 vừa qua EU đã cho phép nhập khẩu trở lại các sản phẩm nông sản bị cấp nhập trong năm 2012. Nhờ đó trong 2 tháng liên tiếp 7 và 8.2013, xuất khẩu rau củ quả vào thị trường này đã đạt mức tăng trưởng trên 20%.