(VINANET) -  Hai tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu trên 629 nghìn tấn sắt và sản phẩm, đạt kim ngạch trên 195 triệu USD, giảm 4,93% về lượng và giảm 11,55% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 2/2012, cả nước đã xuất khẩu 393,1 nghìn tấn sắn và sản phẩm, đạt kim ngạch 121,9 triệu USD, tăng 59,7% về lượng và tăng 60,2% về trị giá so với tháng 1/2012. Trong đó lượng sắn xuất khẩu trong tháng là 244,4 nghìn tấn, trị giá 61,2 triệu USD, tăng 42,6% về lượng và tăng 35,8% về trị giá so với tháng liền kề trước đó, nâng lượng sắn xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm lên 406,8 nghìn tấn, trị giá 103,8 triệu USD, giảm 18,2% về lượng và giảm 21,8% về trị giá so với 2 tháng năm 2011.

Trung Quốc – thị trường chính xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam, tuy nhiên hai tháng đầu năm nay xuất khẩu sắn và sản phẩm sang thị trường này giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước, giảm lần lượt 12,81% và giảm 20,2%, tương đương với 542,9 nghìn tấn, trị giá 162,8 triệu USD.

Trong tuần cuối tháng 3, giá Alcohol tại thị trường Trung Quốc tiếp tục ổn định ở mức 6.100 – 6.400 NDT/tấn. So với mức giá trung bình của tháng trước thì giá đã giảm từ 390-450 NDT/tấn. Mặc dù vậy, nhu cầu nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc đang bắt đầu mạnh trở lại. Riêng trong tháng 3, ghi nhận tại các cảng TPHCM, số lượng sắn mà các DN Việt Nam đăng ký xuất sang Trung Quốc lên tới gần 100 nghìn tấn, tăng rất mạnh so với 2 tháng trước đó. Hàn Quốc, thị trường đứng thứ hai sau Trung Quốc về lượng sắn và sản phẩm xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm, với 32,9 nghìn tấn, trị giá trên 9 triệu USD, tăng 335,32% về lượng và tăng 293,88% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Dẫn nguồn tin AgroMonitor, xuất khẩu sắn lát ủa Việt Nam sang Hàn Quốc trong tháng 2/2012 đạt 6,9 triệu USD. Cộng dồn 2 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu sắn lát của Việt Nam sang thị trường này đạt 8,7 triệu USD, tăng 447,7% so với cùng kỳ năm 2011. Giá xuất FOB sắn lát sang Hàn Quốc tháng 2 đạt 243 USD/tấn, còn giá xuất CFR là 285 USD/tấn.

Tuy nhiên, theo số liệu từ Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), trong tháng 2, nhập khẩu sắn lát của nước này từ Việt Nam chỉ đạt 1,544 nghìn tấn và 5 triệu USD, giảm gần 50% cả về lượng lẫn giá trị so với tháng trước đó nhưng lại tăng gần như tuyệt đối so với cùng kỳ năm trước. Cũng theo số liệu từ Hiệp hội này, nhập khẩu sắn lát của Hàn Quốc trong tháng 2 từ các thị trường đạt 7,4 nghìn tấn, trị giá đạt 37 triệu USD, tăng 13,4% về lượng và 22,5% về giá trị so với tháng trước đó. Như vậy, lượng sắn lát mà Hàn quốc nhập từ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 21% tổng lượng sắn lát nhập của nước này, phần còn lại được nhập chủ yếu từ Thái Lan.

Nhu cầu sắn của Trung Quốc và Hàn Quốc tăng , sẽ hỗ trợ cho giá sắn của Việt Nam ổn định hoặc tăng nhẹ trong thời gian tới khi vụ thu hoạch chính đã qua.

Thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm 2 tháng năm 2012

ĐVT: lượng (tấn); trị giá (USD)

Thị trường

KNXK 2T/2012

KNXK 2T/2011

% So sánh

Lượng

trị giá

Lượng

trị giá

Lượng

trị giá

Tổng KN

629.073

195.083.978

661.715

220.560.171

-4,93

-11,55

Trung Quốc

542.944

162.892.463

622.735

204.118.354

-12,81

-20,20

Hàn Quốc

32.949

9.058.790

7.569

2.299.882

335,32

293,88

ĐàiL oan

12.269

4.971.564

10.561

5.514.993

16,17

-9,85

Philippin

10.946

4.784.995

9.056

2.951.687

20,87

62,11

Malaixia

5.806

2.422.035

682

376.933

751,32

542,56

Nhật Bản

1.046

442.162

1.251

517.190

-16,39

-14,51

Nga

268

129.270

424

248.740

-36,79

-48,03

So với các loại cây trồng khác, cây sắn có đặc điểm rất quan trọng là có thể sống trên vùng đất bị hoang hóa.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là, VN có quỹ đất bình quân đầu người ít nhất trên thế giới. Chính vì vậy, việc mở rộng diện tích trồng sắn là điều rất khó. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ NNPTNT) đã xây dựng quy hoạch tổng thể nông nghiệp cả nước đến 2020 tầm nhìn 2030, theo đó, quỹ đất dự kiến cho cây sắn giai đoạn này chỉ là 400.000ha, thu hẹp 150.000ha so với diện tích thực tế trồng sắn hiện nay.

Để giải quyết bài toán giữa diện tích trồng sắn phải dần thu hẹp và nhu cầu nguyên liệu sắn cho sản xuất ethanol ngày càng lớn, Bộ Công Thương cho rằng, VN cần tập trung mạnh vào việc nâng cao năng suất cây trồng chứ không nên quá đặt nặng vào việc phát triển diện tích trồng sắn.

Có một thực tế cũng đặt ra rằng, ngoài cung cấp sắn cho 60 nhà máy tinh bột sắn của cả nước thì hàng năm Trung Quốc cũng thu mua sắn của VN rất lớn. Vì thế Bộ Công Thương đang kiến nghị cần có nhóm giải pháp cụ thể cho xuất khẩu sản phẩm này để đảm bảo lợi ích lâu dài. Trước mắt, Bộ này kiến nghị cần xem xét lại thuế xuất khẩu sắn của VN sang Trung Quốc.

Trong tương lai, VN cũng nên cân nhắc tới việc hạn chế xuất khẩu sắn và cũng cần có các chính sách để hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất trong nước và xuất nhập khẩu sắn tốt hơn thay vì chỉ xuất thô với giá trị thấp như hiện nay.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay vùng nguyên liệu sắn của VN đã đảm bảo tương đối đầy đủ cho nhu cầu sản xuất ethanol (năng lượng sinh học) đến năm 2015 theo Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 của Chính phủ, nếu VN không ồ ạt xuất khẩu sắn.

Nhu cầu sắn của VN đến năm 2020 khoảng 1,5 triệu tấn sắn khô/năm (khoảng 4 triệu tấn sắn tươi), năm 2025 cần khoảng 1,9 triệu tấn và đến năm 2030 cần khoảng 2,5 - 3 triệu tấn sắn khô (khoảng 8 triệu tấn sắn tươi). Theo đó, năm 2020 chúng ta cần khoảng 200.000ha sắn, với năng suất 20 tấn/ha; năm 2025 cần khoảng gần 300.000ha sắn với năng suất 30 tấn/ha.

 

 

Nguồn: Vinanet