VINANET - Theo số liệu thống kê chính thức của TCHQ, nửa đầu năm 2011 Việt Nam đã thu về 1,5 tỷ USD từ thị trường Đức, tăng 44,94% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức tháng 6 đạt 264,3 triệu USD, tăng 3,73% so với tháng liền kề trước đó.

Đức là một nước dân số đông, với hơn 82 triệu người, lại là nước có thu nhập cao, sẽ là thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam.

6 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 277,6 triệu USD hàng dệt may sang Đức, chiếm 18,9% thị phần, tăng 45,5% so với 6 tháng năm 2010. Tính riêng tháng 6, Việt Nam đã xuất 68,5 triệu USD hàng dệt may sang Đức, tăng 27,44% so với tháng liền kề trước đó.

Người dân Đức không quá đòi hỏi yêu cầu về kiểu cách và mẫu mã, quan trọng là chất lượng thành phẩm và sự kỳ công của nhà sản xuất được thể hiện qua mũi kim đường chỉ, do đó đây sẽ là lợi thế cho hàng dệt may Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam khi muốn đưa hàng dệt may vào thị trường Đức, buộc phải tuân thủ quy chuẩn của cả EU và của Đức. Tuy nhiên, so với luật chung của EU thì luật của Đức nghiêm ngặt hơn.

Trong đó cần chú trọng đến 3 tiêu chuẩn: chất lượng, vệ sinh sản phẩm và trách nhiệm xã hội.

Ngoài ra, khi sử dụng nguyên phụ liệu dệt may, doanh nghiệp nên tránh các chất gây cháy như PPF hoặc nguyên liệu có tính chất tẩy trùng, bởi với các chất không đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng thì hải quan Đức sẽ tiêu huỷ và chi phí tiêu huỷ do phía Việt Nam chi trả.

Với một thị trường bán lẻ trong nước ổn định, kết hợp với xu hướng sản xuất. Xuất khẩu Giày Dép đang giảm dần theo từng năm, Đức là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà xuất khẩu đến từ những nước đang phát triển. Hiện nay, các nhà cung cấp giày dép chính của châu á vẫn có vị thế vững chắc trên thị trường Đức. Mặc dù hiện mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị phần nhập khẩu giày dép, nhưng giày vải đang có xu hướng tăng mạnh Xuất Khẩu Giày Dép trong thời gian gần đây. Đây sẽ là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp sản xuất giày xuất khẩu sang thị trường Đức, đặc biệt là các loại giày có kiểu dáng thể thao đang được giới trẻ Đức ưa dùng. Thị phần giày cao su và giày nhựa cũng là một khe thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê, thì kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam đứng thứ 2 sau mặt hàng dệt may trong nửa đầu năm 2011, đạt 186 triệu USD, chiếm 12,39% thị phần, tăng 14,94% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tháng 6 kim ngạch mặt hàng này xuất sang Đức đạt 42,7 triệu USD, tăng 21,16% so với tháng 5.

Hiện nay, mặc dù là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ ba của Đức, song về giá trị và số lượng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ so với hai nước đứng đầu là Trung Quốc và Italia. Để nâng cao vị thế của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có Xuất Khẩu Giày Dép chất lượng tốt, ít nhất cũng ngang bằng với các nước khác và giá cả phải rẻ hơn để có thể cạnh tranh được. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý tới xu hướng nhập khẩu và thị hiếu tiêu dùng của Đức để có thể chủ động ký kết được các hợp đồng lớn.

Đứng thứ 3 về kim ngạch trong nửa đầu năm này là mặt hàng thủy sản với 122,9 triệu USD, chiếm 8,1% thị phần, tăng 43,96% so với cùng kỳ năm 2010. Riêng trong tháng 6, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang Đức lại giảm 5,01% so với tháng liền kề trước đó, đạt 21,2 triệu USD.

Ngay từ những tháng đầu năm, giá trị XK cá ngừ sang Đức liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số và đến tháng 4/2011, thị trường này đã vượt qua Italia để đứng đầu trong khối EU về giá trị NK cá ngừ từ Việt Nam. Theo số liệu thống kê, từ đầu năm đến nay đã có 8 DN XK cá ngừ sang Đức, đạt khối lượng gần 3 nghìn tấn, trị giá khoảng 7,8 triệu USD, tăng 39,1% về khối lượng và 41,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, mặt hàng XK chủ yếu là sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp (mã HS 16) đạt 6,7 triệu USD chiếm tới 87% tổng giá trị XK cá ngừ sang Đức, sản phẩm cá ngừ nguyên liệu (mã HS 03) đạt trên 1 triệu USD chiếm 13%.

Sự chênh lệch đáng kể về tỷ trọng của hai nhóm sản phẩm cá ngừ XK nói trên cho thấy nhu cầu các sản phẩm giá trị gia tăng tại Đức cao hơn, vì vậy các DN XK cần nắm bắt được nhu cầu của từng thị trường nói riêng để có định hướng chiến lược sản phẩm đúng đắn và tăng cường XK các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao hơn nhằm đạt lợi nhuận nhiều hơn cho DN và góp phần thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Đối với xuất khẩu sản phẩm nhựa, Đức luôn là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng. Trong đó, xuất khẩu tới thị trường này luôn nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 1 năm trở lại đây và trong những tháng gần đây thị trường này thương ở vị trí thứ 3 hoặc thứ 4.

Nửa đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 47,9 triệu USD sản phẩm nhựa sang Đức, chiếm 3,2% thị phần, tính riêng tháng 6 đã xuất khẩu 9,2 triệu USD sản phẩm nhựa sang thị trường Đức, tăng 6,5% so với tháng 5.

Tóm lại, những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Đức chủ yếu là hàng may mặc và giày dép, chiếm tỷ lệ cao khoảng 70 - 80% nhưng chủ yếu là gia công nên sản phẩm xuất khẩu thường mang nhãn mác của các công ty lớn trên thế giới.

Sản phẩm mang nhãn mác của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, do trong thời gian qua chúng ta vẫn khuyến khích may gia công xuất khẩu sang Đức, nhưng trong thời gian tới cũng nên tìm cách để các mặt hàng này của Việt Nam sẽ thâm nhập sâu hơn vào thị trường Đức.
Trong số những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Đức, vẫn còn tản mạn, chưa có số lượng lớn và hầu hết là chính các sản phẩm của Việt Nam đang cạnh tranh với chính sản phẩm của Việt Nam (như hàng thủ công mỹ nghệ...).

Đcó thể tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Đức, những điểm yếu nào mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải khắc phục.Như, doanh nghiệp Việt Nam tuy có những thế mạnh nhưng chúng ta chưa phát huy được thế mạnh của mình. Đặc biệt là thế mạnh để sản xuất hàng xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa khai thác được, trong khi nhu cầu của thị trường Đức đối với những sản phẩm đó rất lớn. Những sản phẩm truyền thống của các làng nghề: thêu ren, đúc, chạm, đan lát... do chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản phẩm nên chưa cải tiến được mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của từng thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch đầu tư để có thể cho ra đời nhiều sản phẩm mẫu mã mới, nâng cao giá trị hàng hóa.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi tư duy.

Thường thì các doanh nghiệp chú trọng sản xuất những sản phẩm quen dùng và cứ sản xuất cho tới khi không bán được sản phẩm nữa thì mới thôi. Vì vậy, để phát triển, các doanh nghiệp nên có một mức chi phí trả cho các nhà khoa học để họ nghiên cứu những mẫu mã hợp lý.

Nước Đức có 82 triệu dân nhưng có tới 4 triệu doanh nghiệp, trong số đó có 1,5 triệu doanh nghiệp một thành viên và những doanh nghiệp này làm ăn rất hiệu quả. Còn Việt Nam mới chỉ có khoảng 200.000 doanh nghiệp như vậy. Với số lượng 4 triệu doanh nghiệp, Đức có đủ khả năng và tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam đặt quan hệ giao thương.

Thời gian qua, mặc dù Thương vụ Việt Nam tại Đức đã rất cố gắng để thông tin cho các doanh nghiệp Đức về tên các doanh nghiệp Việt Nam, về tiềm năng xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhưng phần lớn họ vẫn chưa hiểu được các doanh nghiệp của Việt Nam đã làm ăn được những gì.
Tuy nhiên, thời điểm này, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, điều này sẽ làm tăng vị thế của Việt Nam. Vì vậy, chắc chắn các doanh nghiệp của Đức sẽ hiểu biết hơn về các doanh nghiệp Việt Nam và sẽ cùng thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh doanh phát triển hơn.
Hiện nay, có 9 vạn người Việt Nam đang sinh sống và làm ăn tại Đức, trong đó có khoảng 70% tham gia kinh doanh tại 11 trung tâm của châu Á và trung tâm kinh tế – văn hoá và thương mại tại thủ đô Berlin. Bên cạnh đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Đức đã được thành lập, đây sẽ là “cầu nối” liên kết giữa doanh nghiệp người Việt Nam ở Đức và giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp Đức.

Những lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất, nhập khẩu đối với thị trường Đức:

Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam trước khi đặt quan hệ làm ăn với doanh nghiệp nào của Đức thì nên thăm dò uy tín của doanh nghiệp đó trước (về quy mô doanh nghiệp, hoạt động ra sao, tình hình tài chính như thế nào, hiện tại có khả năng buôn bán hay không) bởi thực tế không phải doanh nghiệp nào của Đức cũng hoạt động “ngon lành”.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng không nên quan niệm rằng muốn vươn ra thị trường nên bằng mọi cách xuất được hàng bởi hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị các doanh nghiệp Đức chiếm dụng vốn (có những doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn tới gần 1 triệu USD, đặc biệt là trong ngành thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ).

Thứ hai, các doanh nghiệp nên phát triển theo hướng chuyên doanh, có chiến lược kinh doanh tập trung và tạo được nguồn hàng lớn, không nên sản xuất, kinh doanh tổng hợp để tạo ra những cạnh tranh không lành mạnh lẫn nhau trong nội bộ các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ ba, khi xuất khẩu hàng sang Đức, nhất thiết phải xuất những hàng hoá chất lượng, không xuất hàng tạp. Đặc biệt là các mặt hàng may mặc, giày dép, nếu chúng ta xuất hàng tạp sẽ không thể cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc vốn đang chiếm lĩnh hầu hết thị trường này.

Mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Đức tháng 6, 6 tháng năm 2011

ĐVT: USD

 

KNXK T5/2011

KNXK T6/2011

KNXK 6T/2011

% tăng giảm KN so với T5/2011

Tổng kim ngạch

254.835.809

264.336.459

1.501.622.334

3,73

Hàng dệt, may

53.763.450

68.513.699

277.618.187

27,44

Giày dép các loại

35.303.783

42.773.972

186.045.279

21,16

Hàng thuỷ sản

22.415.434

21.293.046

122.934.951

-5,01

Cà phê

34.900.260

16.073.886

188.916.087

-53,94

Cao su

9.652.622

10.186.775

53.924.596

5,53

Sản phẩm từ chất dẻo

8.700.944

9.273.249

47.996.330

6,58

Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù

7.243.131

8.727.821

43.267.929

20,50

Hạt tiêu

5.004.445

7.465.133

41.831.608

49,17

Gỗ và sản phẩm gỗ

6.691.323

6.728.675

58.499.227

0,56

Sản phẩm từ sắt thép

6.439.940

6.119.877

38.672.634

-4,97

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

5.438.832

5.275.348

28.430.770

-3,01

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

3.413.637

4.606.832

20.477.623

34,95

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

1.956.282

1.826.685

13.668.153

-6,62

Sản phẩm gốm, sứ

1.013.521

1.513.195

12.465.334

49,30

Máy ảnh, máyquay phim và linh kiện

 

1.292.284

10.018.398

*

Sản phẩm hóa chất

 

1.093.936

2.628.940

*

hàng rau quả

912.570

1.078.191

6.029.184

18,15

Sản phẩm từ cao su

1.096.177

1.035.405

7.480.784

-5,54

Hạt điều

1.823.460

932.950

8.049.223

-48,84

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

845.565

755.088

5.135.734

-10,70

Phương tiện vân tải và phụ tùng

531.650

590.016

14.221.764

10,98

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

341.574

371.948

2.267.832

8,89

Chè

451.029

250.320

1.860.266

-44,50

Sắt thép

 

82.925

431.679

*

Giấy và các sản phẩm từ giấy

136.444

75.898

1.612.940

-44,37


(Ng.Hương)

Nguồn: Vinanet