(VINANET) - Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, xuất khẩu sắt thép các loại 9 tháng đầu năm 2012 giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 8,21% và 12,64% tương đương với 1,3 triệu tấn, trị giá 1,1 tỷ USD, chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tính riêng tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu 141,58 nghìn tấn sắt thép, với giá trị 117,6 triệu USD, giảm 7,1% về lượng và 8,5% về giá trị so với cùng kỳ tháng 9 năm 2011.
Về thị trường, tính đến hết tháng 9 năm 2012, Campuchia là nước nhập khẩu sắt thép nhiều nhất của Việt Nam, với 293,49 triệu USD, tăng 18,67% so với cùng kỳ. Ngoài ra, còn có Indonexia, Malaixia, Thái Lan cũng là những quốc gia có kim ngạch nhập khẩu sắt thép trên 100 triệu USD.
Về tỉ lệ tăng trưởng, đa phần nhiều thị trường bị giảm kim ngạch so với 9 tháng năm 2011, chỉ có 9/31 thị trường là tỷ lệ tăng trưởng dương. Tây Ban Nha là thị trường có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, 304,27%, ngoài ra Nga (240,77%) và Lào (132,06%) cũng là hai thị trường có tỉ lệ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, xuất khẩu sắt thép giảm cả về lượng và giá trị, ngoài những ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính, lãi suất tiền vay tăng lên, ảnh hưởng đến doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sắt thép nói riêng, còn do việc nhập khẩu sắt thép tràn lan từ Trung Quốc và một số nước trong khối ASEAN giá rẻ gây sức ép cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
Dự kiến, tổng lượng thép xuất khẩu năm 2012 ước đạt khoảng 2 triệu tấn.
|
Thống kê thị trường xuất khẩu sắt thép các loại 9 tháng 2012
ĐVT: USD
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu vương quốc A rập thống nhất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mặt hàng ống thép, thép cuộn nhập khẩu từ Việt Nam gặp nhiều phản ứng từ thị trường Mỹ và Thái Lan.
Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, ngày 16/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố quyết định cuối trong vụ điều tra chống trợ cấp (CVD) đối với mặt hàng ống thép nhập khẩu từ Việt Nam.
Tại quyết định này, DOC khẳng định không có doanh nghiệp nào trong hai bị đơn bắt buộc là SeAH Steel VINA và Công ty chế tạo máy Hồng Nguyên (Hải Phòng) nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ theo các chương trình do nguyên đơn cáo buộc. Do đó, không tồn tại trợ cấp đối kháng dành cho các nhà sản xuất, xuất khẩu ống thép hàn các bon Việt Nam.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã kết thúc vụ điều tra chống trợ cấp thép ống nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo điều tra của DOC, Công ty SeAH Steel VINA chỉ nhận được 0,04% biên độ trợ cấp sơ bộ và 0,00% biên độ trợ cấp cuối cùng. Tương tự vậy, Công ty chế tạo máy Hồng Nguyên (Hải Phòng) nhận được 8,06 % biên độ trợ cấp sơ bộ và cũng nhận được biên độ trợ cấp cuối cùng ở mức 0,00%.
Trước đó, các công ty Allied Tube and Conduit (IL), JMC Steel Group (IL), Wheatland Tube (PA) và Công ty thép Hoa Kỳ (PA) đã khởi kiện lên DOC 14 mã sản phẩm ống và ống dẫn thép hàn bằng cacbon của các công ty Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Với kết luận chính thức của DOC đã loại bỏ cả 17/17 chương trình, chính sách bị cáo buộc là trợ cấp và do đó sẽ chính thức chấm dứt vụ việc điều tra chống trợ cấp đối với ống thép hàn các bon của Việt Nam.
Tiếp theo, DOC sẽ ban hành văn bản hướng dẫn Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ cho thanh khoản các khoản thuế chống trợ cấp đối với các lô hàng ống thép hàn các bon của Việt Nam được nhập khẩu vào Hoa Kỳ kể từ sau ngày 30/3/2012 với mức thuế suất trợ cấp bằng 0. Đồng thời gửi thông báo quyết định của mình tới Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) để chỉnh thức kết thúc vụ việc.
Nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, Cục Quản lý canh tranh khuyến nghị các doanh nghiệp liên quan nên tham gia, hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra và gửi bản trả lời đúng hạn để tránh việc cơ quan điều tra Thái Lan sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi trong quá trình điều tra vụ việc.