Để làm được điều này các doanh nghiệp Việt Nam nên sang tận nơi để nghiên cứu thị trường EU, tìm hiểu và dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng tại đây, để tránh khi hàng xuất qua thị trường này không bị lỗi thời, trái với thị hiếu của người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần thiết phải kiểm soát được từ khâu làm ra nguyên liệu đến khi hàng xuất sang châu Âu để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm và uy tín của chính họ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần hạn chế nhập nguyên liệu mà phải đầu tư phát triển và tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước để hạn chế tối đa các chất bị cấm đối với các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này.

Hiện da giày và dệt may là hai mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vào EU, nhưng phần lớn các sản phẩm này được gia công tại Việt Nam từ nguyên liệu nhập nên giá trị cộng thêm là rất thấp.

Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU các sản phẩm da giày trị giá 1,97 tỉ euro và dệt may trị giá 1,16 tỉ euro. Các mặt hàng xuất khẩu khác bao gồm cà phê (gần 835 triệu euro), đồ gỗ (hơn 738 triệu euro) và thủy sản (hơn 575 triệu euro).

Năm ngoái, thương mại hai chiều giữa EU và Việt Nam đạt khoảng 10 tỉ euro, dự báo sẽ tăng khoảng 20% trong năm 2008. Và cũng sẽ có sự dịch chuyển trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam đến thị trường EU, với sự sụt giảm về doanh thu các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như da giày và dệt may và tăng các sản phẩm mới như cà phê.

Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đa dạng hóa sản phẩm và tìm cách xuất khẩu trực tiếp sang châu Âu thay vì qua công ty trung gian. Số liệu của EU cho thấy, 3 trong số 10 đôi giày được bán tại thị trường châu Âu được sản xuất tại Việt Nam nhưng được xuất qua thị trường này bằng nhãn hiệu của các doanh nghiệp Ý hay các doanh nghiệp khác.

Việc xuất khẩu cà phê và tiêu của Việt Nam đến thị trường châu Âu cũng thế. “Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ tư tại thị trường châu Âu nhưng không có nhiều người tiêu dùng EU biết điều này vì họ cứ nghĩ là cà phê được nhập từ Colombia.

Không chỉ có cà phê mà hạt tiêu Việt Nam cũng được xuất sang châu Âu nhưng người tiêu dùng ở đây thậm chí không biết Việt Nam hiện là nước xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50% lượng tiêu xuất khẩu toàn cầu.

Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần vạch ra một chiến lược và ngân sách để xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm của mình tại thị trường châu Âu bên cạnh việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng của sản phẩm, để người tiêu dùng châu Âu biết là họ đang sử dụng hàng nhập từ Việt Nam và không phải tất cả các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam đều rẻ cả.

Đồng thời các doanh nghiệp nên tập trung vào các lĩnh vực mà mình có kinh nghiệm và thế mạnh thay vì phân bổ nguồn lực và vốn cho các lĩnh vực không phải sở trường của mình, dẫu rằng việc đầu tư vào những lĩnh vực mới này có thể mang lại lợi nhuận trước mắt nhưng sẽ không tốt cho phát triển lâu dài.

Các doanh nghiệp nên tập trung vào các lĩnh vực mà mình có kinh nghiệm và thế mạnh, thay vì phân bổ nguồn lực và vốn cho các lĩnh vực không phải sở trường của mình; dẫu rằng việc đầu tư vào những lĩnh vực mới này có thể mang lại lợi nhuận trước mắt nhưng sẽ không tốt cho phát triển lâu dài.

 (Công Thương)

Nguồn: Vinanet