Thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương tăng trong phiên 12/7. Nhật Bản đặt Tokyo trong tình trạng khẩn cấp mới từ ngày 12/7, các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn cũng bắt đầu có hiệu lực tại vùng đại đô thị Seoul, Hàn Quốc.Indonesia, Malaysia tiếp tục chật vật trong ứng phó Covid-19.Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,79%.

 

Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 2,25% còn Topix tăng 2,14%.
Thị trường Trung Quốc đi lên với Shanghai Composite tăng 0,67% còn Shenzhen Component tăng 2,137%. Hang Seng của Hong Kong tăng 0,8%.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,89%. ASX 200 của Australia tăng 0,83%.

 

 Ngân hàng trung ương Trung Quốc ngày 9/7 thông báo hạ 50 điểm cơ bản tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với các ngân hàng, có hiệu lực từ tháng 7.
RRR là số tiền các ngân hàng phải duy trì so với tổng tiền gửi để đảm bảo thanh khoản. RRR hạ giúp các ngân hàng có thêm nguồn tiền để cho vay các doanh nghiệp, cá nhân.
Động thái này nhằm cho thấy Trung Quốc có “nhiều công cụ khác nhau để thực thi chính sách tiền tệ”, Raymond Yeung và Zhaopeng Xing của ANZ Research nhận định. Giảm RRR “gần như tương đương với nới lỏng diện rộng”, ước tính giúp các ngân hàng giải phóng gần 1.000 tỷ nhân dân tệ (154 tỷ USD).
Nhà đầu tư tiếp tục theo dõi tình hình Covid-19 tại châu Á – Thái Bình Dương.
Nhật Bản hôm nay đặt Tokyo trong tình trạng khẩn cấp mới, các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn cũng bắt đầu có hiệu lực tại vùng đại đô thị Seoul, Hàn Quốc. Indonesia, Malaysia tiếp tục chật vật trong ứng phó Covid-19. Tại Đông Nam Á, Indonesia, Malaysia tiếp tục chật vật trong ứng phó Covid-19.
Giá dầu đi xuống trong phiên giao dịch châu Á với Brent giảm 0,44% xuống 75,22 USD/thùng, WTI giảm 0,43% lên 74,24 USD/thùng.
Tại Việt Nam
Thị trường mở cửa phiên giao dịch ngày 13/7 với sự hồi phục nhất định ở một số cổ phiếu lớn. Các chỉ số cũng đồng loạt tăng điểm trở lại, tuy nhiên, mức tăng không quá mạnh và thậm chí VN-Index có lúc còn bị kéo xuống dưới mốc tham chiếu do áp lực bán vẫn tương đối mạnh. Hiện tại, sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu trụ cột là mạnh và khiến VN-Index biến động giằng co.
Các mã như SHB, HVN, GAS, VRE, BVH.... đồng loạt tăng giá trở lại và đóng vai trò trụ đỡ cho các chỉ số. Trong khi đó, sắc đỏ vẫn bao trùm lên hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn khác như MSN, LPB, VIB, VCB, NVL... nên đà hồi phục của VN-Index là khá yếu.
VN-Index tăng 2,99 điểm (0,23%) lên 1.299,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 104 triệu cổ phiếu, trị giá 3.000 tỷ đồng. HNX-Index tăng 3,24 điểm (1,11%) lên 296,22 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 26 triệu cổ phiếu, trị giá 564 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 1,22 điểm (1,45%) lên 85,11 điểm.
Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh trong phiên 12/7 trước áp lực bán mạnh ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong phiên, có thời điểm VN-Index giảm trên 75 điểm và ghi nhận nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sàn. So với phiên thứ 6 tuần trước, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam mất 246.485 tỷ đồng (10,7 tỷ USD) sau phiên 12/7.Nhóm nhà đầu tư cá nhân bán ròng hơn 2.600 tỷ đồng trên HoSE, gấp 7 lần so với phiên trước đó. Trái ngược hoàn toàn với dòng vốn cá nhân trong nước thì tổ chức trong nước và khối ngoại đều mua ròng rất mạnh. Đối với tổ chức trong nước (không bao gồm tự doanh) mua ròng 656 tỷ đồng sau 2 phiên bán ròng liên tiếp trước đó. Trong khi đó, tự doanh CTCK cũng mua ròng trở lại hơn 552 tỷ đồng. Khối ngoại phiên 12/7 đẩy mạnh mua ròng 1.400 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Chứng khoán Agribank (Agriseco) nhận định nhà đầu tư có thể giải ngân thăm dò các mã đầu ngành có nền tảng cơ bản tốt tại vùng giá điều chỉnh phiên ngày mai.
Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho rằng có thể có thể gia tăng tỷ trọng nếu VN-Index điều chỉnh về quanh ngưỡng 1.260 điểm.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho biết có thể xem xét mua thăm dò với tỷ trọng thấp khi mức định giá đang trở nên hấp dẫn trở lại.

Nguồn: VITIC tổng hợp