Khi các nhà giao dịch kết thúc với một số dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố từ nay đến cuối tháng, tâm trạng thị trường tiếp tục bị chi phối bởi viễn cảnh các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu có thể bắt đầu nới lỏng lãi suất vào năm 2024, với sự dẫn đầu của Fed.
Những vụ đặt cược đó đã thúc đẩy làn sóng chấp nhận rủi ro và thúc đẩy sự phục hồi của chứng khoán toàn cầu, với chỉ số MSCI của cổ phiếu Châu Á-Thái Bình Dương ngoại trừ Nhật Bản tăng hơn 1% lên mức cao nhất trong hơn 4 tháng.
Chỉ số này đang trên đà tăng 2,8% trong tháng và có vẻ sẽ kết thúc năm tăng gần 3%, sau khi đạt mức giảm 20% vào năm 2022 - thành tích tồi tệ nhất kể từ năm 2008.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 1%, trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông (Trung Quốc) tăng 1,5% trong ngày giao dịch đầu tiên sau khi đóng cửa nghỉ lễ Giáng sinh và Boxing day.
Chỉ số blue chip Trung Quốc đại lục đạt mức tăng nhẹ 0,2%.
Theo công cụ CME FedWatch, thị trường hiện cho thấy có hơn 80% khả năng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 03/2024, với định giá hơn 150 điểm cơ bản về việc cắt giảm lãi suất cho cả năm 2024.
Tim Murray, chiến lược gia thị trường vốn thuộc bộ phận đa tài sản tại T.Rowe Price, cho biết: “Một trong những diễn biến đáng chú ý nhất của năm 2023 đến vào cuối năm khi Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đưa ra tín hiệu ôn hòa đáng ngạc nhiên tại cuộc họp tháng 12”.
"Đây là một vấn đề lớn. Chúng ta đã trải qua năm 2023 với nỗi lo sợ rằng tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ kéo nền kinh tế vào suy thoái. Thật may là điều đó đã không xảy ra và Fed ôn hòa hơn có nghĩa là khả năng xảy ra suy thoái vào năm 2024 đã giảm đáng kể."
Các cổ phiếu ở Châu Âu và Anh cũng có vẻ sẽ tăng thêm sự lạc quan, với hợp đồng tương lai EUROSTOXX 50 tăng 0,5% và hợp đồng tương lai FTSE tăng 0,4%. Trong khi đó, hợp đồng tương lai S&P 500 và Nasdaq ít thay đổi.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD vẫn ở thế yếu và suy giảm gần mức thấp nhất trong 5 tháng so với rổ tiền tệ và mức thấp nhất trong 4 tháng so với đồng euro. Đồng tiền chung euro được giao dịch lần cuối là 1,1032 USD.
Đồng yên giảm hơn 0,1% xuống 142,58 JPY/USD, với bản tóm tắt ý kiến từ cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong tháng này cho thấy các nhà hoạch định chính sách vẫn còn chia rẽ về việc liệu và khi nào ngân hàng trung ương nên kết thúc chính sách tiền tệ nới lỏng của mình.
Alvin Tan, người đứng đầu chiến lược ngoại hối châu Á tại RBC Capital Markets, cho biết: “Biên bản của BOJ có vẻ ôn hòa khi một số thành viên lưu ý rằng rủi ro lạm phát tăng vẫn còn nhỏ, do đó không cần thiết phải 'thắt chặt nhanh chóng'”.
Ở những nơi khác, giá dầu thô Brent và dầu thô WTI kỳ hạn tương lai của Mỹ giảm, mặc dù không đứng quá xa so với mức cao nhất trong một tháng tương ứng đạt được trong phiên trước do các cuộc tấn công tiếp theo vào các tàu ở Biển Đỏ làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn vận chuyển.
Giá dầu Brent giảm 10 cent xuống 80,97 USD/thùng, trong khi dầu thô của Mỹ giảm 17 cent xuống 75,40 USD.
Vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 2.064,90 USD/ounce.