ben-trong-nha-may-nuoi-muoi-lon-nhat-the-gioi

TheoBusiness Insider, phòng thí nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát Vật chủ trung gian, do Đại học Trung Sơn, Trung Quốc và Đại học Michigan, Mỹ, phối hợp thành lập trải rộng trên 3.500 m2, bao gồm 4 nhà xưởng chuyên nuôi muỗi.

ben-trong-nha-may-nuoi-muoi-lon-nhat-the-gioi-1

Nhà máy này chứa đầy muỗi.

ben-trong-nha-may-nuoi-muoi-lon-nhat-the-gioi-2

Mục tiêu của các nhà nghiên cứu là ngăn chặn virus Zika thế hệ tiếp theo.

ben-trong-nha-may-nuoi-muoi-lon-nhat-the-gioi-3

Phòng thí nghiệm nuôi hàng triệu con muỗi đực để nghiên cứu.

ben-trong-nha-may-nuoi-muoi-lon-nhat-the-gioi-4

Tại phòng thí nghiệm, những con muỗi được truyền một chủng Wolbachia pipientis, loại vi khuẩn phổ biến có thể ngăn virus Zika và các virus gây bệnh tương tự như sốt xuất huyết.

ben-trong-nha-may-nuoi-muoi-lon-nhat-the-gioi-5

Sau khi muỗi đực nhiễm vi khuẩn, các nhà nghiên cứu thả chúng trên những hòn đảo lân cận để giao phối với muỗi cái hoang dã. Vi khuẩn được truyền sang muỗi cái, khiến trứng của chúng không thể thụ tinh.

ben-trong-nha-may-nuoi-muoi-lon-nhat-the-gioi-6

Mỗi nhà xưởng sản xuất 5 triệu con muỗi một tuần.

ben-trong-nha-may-nuoi-muoi-lon-nhat-the-gioi-page-2

Tổng cộng, 20 triệu con muỗi được nuôi tại nhà máy chỉ trong một tuần.

ben-trong-nha-may-nuoi-muoi-lon-nhat-the-gioi-page-2-1

Phòng thí nghiệm bắt đầu nghiên cứu virus Zika vào mùa hè năm ngoái. Tháng 4/2016, nơi đây chính thức trở thành đơn vị tiên phong ngăn chặn virus này.

ben-trong-nha-may-nuoi-muoi-lon-nhat-the-gioi-page-2-2

Nhóm nghiên cứu đã thả muỗi chứa vi khuẩn lên đảo Shazai và đang lên kế hoạch thả đợt muỗi tiếp theo lên đảo Dadaosha ở huyệnPhiên Ngung thuộc thành phố Quảng Châu.

ben-trong-nha-may-nuoi-muoi-lon-nhat-the-gioi-page-2-3

Những con muỗi họ nuôi không đốt, do đó không gây hại cho cư dân địa phương.

ben-trong-nha-may-nuoi-muoi-lon-nhat-the-gioi-page-2-4

Virus Zika từng lan ra 49 nước đang trên đà bị kiểm soát.

ben-trong-nha-may-nuoi-muoi-lon-nhat-the-gioi-page-2-5

Sau một năm nghiên cứu, phòng thí nghiệm khẳng định đã loại bỏ 99% số lượng muỗi hổ châu Á (Aedes albopictus), loại muỗi truyền virus Zika.

Nguồn: Phương Hoa/vnexpress.net