Chị H có con đang theo học ở một trường mầm non tư thục tại Hà Nội cho biết, con chị thường xuyên bị ốm trước và sau khi quay trở lại trường học sau thời gian dài nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19.
“Tôi rất ngạc nhiên vì con mình cứ đi học là ốm khi con ở nhà trong suốt thời gian nghỉ dịch hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện ốm đau, mặc dù môi trường học hiện đại, phòng ốc sạch sẽ mỗi lớp chỉ có 10-12 cháu/ lớp. Thấy lạ nên tôi đã trực tiếp trao đổi với giáo viên phụ trách lớp và đưa ra những băn khoăn của mình.Bỏ qua việc các cháu lây chéo lẫn nhau vì cứ có học sinh ốm là cho nghỉ học hoặc được giáo viên tách lớp chăm sóc riêng, sau khi trao đổi tôi phát hiện ra nguyên nhân do các cô sử dụng quạt không đúng cách nên dẫn đến việc các cháu ngủ dậy bị ốm, mệt và nhiều cháu bị sốt cao sổ mũi dài ngày...con tôi cũng giảm hẳn tình trạng ốm vặt, mệt mỏi sau khi các cô thay đổi cách sử dụng quạt trong phòng học”
Tác hại sử dụng quạt không đúng cách:
- Để quạt thổi trực tiếp vào người trong thời gian dài sẽ làm mồ hôi bốc hơi nhanh, giảm bài tiết khiến cơ thể giảm cảm giác thiếu nước. Khi đó, nếu bạn không dung nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, bạn sẽ bị thiếu nước dẫn đến tình trạng uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng làm việc.
- Dùng quạt khi trời nóng, phần cơ thể hứng gió quạt nhiều hơn sẽ bốc mồ hôi nhanh, phần khuất gió mồ hôi sẽ bốc hơi chậm hơn và nhiệt độ da cao hơn làm mạch máu khu vực này giãn rộng.Từ đó dẫn tới mất cân đối tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi, cơ thể phản ứng thành các trạng thái chóng mặt, mệt mỏi, đau khắp thân mình và cảm cúm.
Nguồn: Dienmayxanh.com
- Những người mới vận động ra mồ hôi nhiều nếu dùng quạt ngay thì tình trạng nêu trên sẽ nặng nề hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút và vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể dẫn tới dễ bị nhiễm lạnh, trúng gió và các bệnh cảm cúm, đau họng, nhức mỏi, thậm chí cả tiêu chảy...tưởng chừng như chỉ gặp vào mùa lạnh.
Cách dùng quạt hợp lý vào mùa nóng:
- Nên sử dụng ở mức gió nhẹ đến trung bình, không bật quạt số cao cũng như không để cả đêm. Vì khi chúng ta ngủ, hệ miễn dịch rơi vào tình trạng nghỉ ngơi, các cơ quan nội tạng cũng gần như tạm ngừng. Việc hứng gió quạt trực tiếp trong thời gian dài sẽ dễ cảm cúm, sổ mũi, đau họng...
- Không ngồi ngay vào quạt khi cơ thể đang tiết mồ hôi nhiều khiến mất cân đối nhiệt. Hãy uống thêm nhiều nước, lau khô người và đợi một lát cho cơ thể ổn định mới dùng quạt để làm dịu cảm giác nóng bức.
- Dùng quạt cho người già và trẻ nhỏ, chỉ nên để số nhẹ và để chế độ quay cho gió quạt làm thoáng và dịu không khí trong phòng. Không để quạt quá gần hay thổi trực tiếp vào người, không dùng quạt liên tục trong thời gian dài. Vì đây là 2 đối tượng có hệ miễn dịch khá yếu, cơ thể sẽ dễ phản ứng hơn với sự mất cân bằng nhiệt, gây các bệnh về hô hấp, cảm cúm, xương khớp...
Nguồn: Baomoi.com
- Luôn ghi nhớ nằm cùng hướng thổi của quạt, không để quạt thổi trực tiếp vào mặt. Không bật số cao và để quạt thổi liên tục vào một phần cố định của cơ thể. Không sử dụng quạt liên tục mà nên có những quãng nghỉ khoảng 15 - 20 phút và chỉ sử dụng liên tục từ 30 - 60 phút. Lưu ý để chế độ hẹn giờ cho quạt khi dùng qua đêm.Tốt nhất nên để quạt thổi hướng ra các cửa sổ hay cửa chính để không khí trong phòng được lưu thông tốt hơn, giảm cảm giác oi nóng bức bí.
- Không để quạt thổi trực tiếp vào đầu, mặt vì đây là nơi hội tụ và giao thoa của dương khí. Khi đầu bị lạnh, nó sẽ ảnh hưởng đến đầu cũng như toàn bộ dương khí của cơ thể. Đầu dễ bị lạnh vì không có quần áo để che chắn, đó là lý do tại sao chúng ta nên sấy khô đầu ngay sau khi gội đầu.
- Mặt cũng như vậy, nó có 2 kinh mạch trên mặt không nên bị gió thổi. Một khi cơ thể yếu, rất dễ gây co thắt mạch máu và thậm chí là tê liệt khuôn mặt. Điều này cũng có thể gây thiếu oxy lên não với các biểu hiện làm mặt tái nhợt, khó thở, yếu tay chân, chóng mặt, đổ mồ hôi khi di chuyển, giọng nói nhỏ... do ép phổi, lá lách và thận làm việc quá sức, gây giảm chức năng hoạt động.
- Cơ thể yếu nên để quạt thổi trực tiếp vào cơ thể không quá 10 phút, chỉ nên để quạt thổi trực tiếp trong một thời gian ngắn, không quá 10 phút; nếu bạn là có sức khỏe yếu. Thay vào đó hãy để quạt thổi vào tường để không khí lưu thông.
Những người không nên để quạt thổi trực tiếp vào người
- Bệnh nổi mề đay, cảm lạnh, chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy và đau bụng kinh, nếu để quạt thổi trực tiếp vào người sẽ làm cho các triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn, thậm chí tệ hơn, chẳng hạn như phát ban rubella sẽ lan rộng ra và càng ngứa nhiều hơn .
Ngoài ra, những người bị thiếu hụt về sức khỏe thể chất, đặc biệt là những người bị thiếu khí nên cẩn thận hơn, bởi vì khí có tác dụng bảo vệ bề mặt bên ngoài của cơ thể, có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố gây hại bên ngoài.

Nguồn: VITIC