Động thái này đã ảnh hưởng lớn tới đồng bạc xanh, khiến chỉ số đồng USD – thước đo sức khỏe của đồng tiền này so với rổ các loại tiền tệ chủ chốt khác – giảm 0,4 xuống mức 102,08.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng nhẹ giữa bối cảnh các nhà đầu tư kỳ vọng vào gói kích thích kinh tế trị giá 2000 tỷ USD của Mỹ nhưng vẫn lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đối với kinh tế toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent Biển Bắc tăng 12 US cent, hay 0,4%, lên 27,15 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ tăng 65 US cent, hay 2,8%, lên 24,01 USD/thùng. Lúc đầu phiên này, giá cả hai loại đều tăng hơn 5%.
Fed ngày 23/3 đã đưa ra nhiều chương trình, trong đó có việc lần đầu tiên hỗ trợ mua trái phiếu doanh nghiệp. Các nghị sỹ Cộng hòa và Dân chủ ở Thượng viện ngày 24/3 cho biết đang tiến gần đến một thỏa thuận về gói kích thích kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD để ứng phó với tác động của dịch Covid-19.
Tại Ấn Độ, nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới với 1,3 tỷ dân, Thủ tướng Narendra Modi thông báo áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày tính từ đêm 24/3. Đây là quốc gia tiêu thụ nhiều dầu gần đây nhất công bố các lệnh giới hạn hoạt động đi lại, vốn đã làm giảm nhu cầu xăng và nhiên liệu trên toàn thế giới.
Thị trường dầu đang cùng lúc phải đối mặt với hai cú sốc. Cuộc chiến về giá giữa Saudi Arabia và Nga đã khiến lượng cung dầu gia tăng, trong khi tình hình dịch bệnh đang làm nhu cầu dầu giảm ít nhất là 10% trên toàn thế giới.
Hiện tại, Saudi Arabia dự định tăng cường xuất khẩu, mặc dù họ vẫn chưa tăng trong tháng 3 này.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày 24/3 công bố xuất khẩu xăng của nước này trong giai đoạn tháng 1-2/2020 đã tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước lên 2,72 triệu tấn; xuất khẩu dầu diesel tăng 3,5% lên 3,47 triệu tấn; xuất khẩu nhiên liệu cho máy bay tăng 21,1% lên 2,93 triệu tấn trong bối cảnh dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng tại nước này. Viện nghiên cứu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) ước tính trong quý I/2020 nhu cầu các sản phẩm dầu tinh chế sẽ giảm 35,7% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến tình trạng dư thừa 27,08 triệu tấn tại thị trường trong nước.
Tiêu thụ nhiên liệu trong nước của Trung Quốc đang tăng lên do chính quyền các địa phương nới lỏng hạn chế đi lại và các công ty khôi phục hoạt động. Viện nghiên cứu của CNPC dự báo nhu cầu dầu tinh chế của Trung Quốc sẽ tăng 41% lên 21,19 triệu tấn vào tháng Ba, song vẫn thấp hơn 19,1% so với cùng kỳ năm trước và mức tiêu thụ tháng Tư sẽ vẫn thấp.
Giá dầu đã giảm một nửa trong năm 2020, do cú sốc nhu cầu từ dịch Covid-19 và những biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, cũng như việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu khác, trong đó có Nga (OPEC+), dỡ bỏ giới hạn nguồn cung dầu, khi thỏa thuận của OPEC+ đổ vỡ vào đầu tháng Ba vừa qua.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng khoảng 5% khi nhà đầu tư phản ứng tích cực trước gói nới lỏng định lượng của Fed.
Tuy nhiên, giá vàng giao ngay không tăng mạnh bằng giá vàng giao sau. Theo giới quan sát, điều đó có nghĩa là thị trường đang lo lắng rằng những hạn chế đi lại bằng đường hàng không và việc đóng cửa một số nhà máy sản xuất vàng lớn sẽ ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng các hợp đồng vàng kỳ hạn tại Mỹ.
Cuối phiên giao dịch, giá giá vàng giao ngay tăng 5% lên 1.629,85 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn tháng 4/2020 tăng 5,95% lên 1.660,80 USD/ounce.
David Meger, người phụ trách mảng giao dịch kim loại tại công ty môi giới đầu tư High Ridge Futures, cho biết các chương trình kích thích khổng lồ và nới lỏng định lượng của Fed tiếp tục hỗ trợ vàng trong khi khiến đồng USD suy yếu. Kim loại quý như vàng sẽ tiếp tục đà đi lên trong môi trường đó.
Stephen Innes, nhà chiến lược gia thị trường tại công ty dịch vụ tài chính AxiCorp cho biết cũng thúc đẩy thị trường vàng là việc đóng cửa 3 nhà máy tinh luyện vàng lớn nhất thế giới tại Thụy Sĩ do sự bùng phát của virus đã siết chặt nguồn cung kim loại này.
Về những kim loại quý khác, giá palađi và bạch kim tăng vọt trong phiên, palađi có ngày tăng mạnh nhất kể từ năm 2001 do nhà sản xuất chủ chốt Nam Phi áp dụng lệnh phong tỏa bởi virus corona, giá vàng tăng hơn 5% do những biện pháp kích thích mới của Fed. Cụ thể, palađi tăng 10,9% lên 1.906,46 USD/ounce, trong khi bạch kim tăng 8,4% lên 696,57 USD do Nam Phi áp đặt phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Bạch kim có ngày tăng mạnh nhất kể từ năm 2008, trong phiên giao dịch có lúc palađi đã tăng hơn 15%. Nam Phi chiếm khoảng 70% nguồn cung bạch kim toàn cầu và 35% palađi, với việc phong tỏa 21 ngày nguồn cung năm 2020 có thể giảm tương ứng 4% và 2%.
Dmitry Glushakov, người đứng đầu mảng kim loại & nghiên cứu khai thác tại công ty môi giới VTB Capital, cho biết Nam Phi chiếm khoảng 70% nguồn cung bạch kim và 35% nguồn cung palađi toàn cầu. Với việc nước này tuyên bố phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày, nguồn cung hai kim loại quý trên có thể lần lượt giảm 4% và 2% trong năm 2020.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, các kim loại cơ bản phục hồi sau khi Fed tuyên bố mua số lượng không giới hạn trái phiếu Mỹ và thiết lập các chương trình đảm bảo dòng tín dụng cho nhiều đối tượng. Cũng hỗ trợ giá kim loại cơ bản là việc ngừng hoạt động tại các quốc gia do virus corona sẽ dẫn tới sản lượng khai thác yếu hơn. Nhưng nhà tư vấn độc lập Robin Bhar cho biết sự sụt giảm về nhu cầu cho tới nay mạnh hơn nhiều so với việc đóng cửa các mỏ.
Giá đồng đảo chiều tăng 4% do làn sóng kích thích mới của Mỹ và lo lắng về nguồn cung, nhưng các nhà phân tích cảnh báo đà tăng không kéo dài. Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch LME đóng cửa tăng 4% lên 4.813 USD/tấn, có ngày tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2018. Đồng đã giảm 1/5 giá trị trên sàn LME từ đầu năm tới nay.
Chi phí xử lý quặng đồng tại Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 12/2019, do sự bùng phát của virus corona và các biện pháp kiềm chế đã ảnh hưởng tới hoạt động tại các mỏ ở nước ngoài và khiến các nhà máy luyện không chắc chắn về nguồn cung trong tương lai.
Thị trường đồng đã tinh luyện trên thế giới dư thừa 68.000 tấn trong tháng 12/2019, so với thiếu hụt 49.000 tấn trong tháng 11/2019.
Giá quặng sắt của Trung Quốc hầu như không thay đổi so với cuối phiên giao dịch liền trước bởi chịu tác động từ hai yếu tố trái chiều: việc hạn chế đi lại khắp thế giới để kiềm chế sự lây lan của đại dịch Covid-19 và nguồn cung của nguyên liệu thô sản xuất thép đang giảm.
Giá quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tại 639,5 CNY (90,4 USD)/tấn, tăng 0,2% sau khi giảm khoảng 3,1% trong đầu phiên giao dịch xuống mức thấp nhất kể từ ngày 2/3. Quặng sắt tại Singapore tăng 3,7% trong phiên giao dịch buổi chiều.
Quặng sắt và thép của Trung Quốc đang không rõ chiều hướng bất chấp sự phục hồi của các kim loại công nghiệp và chứng khoán, sau khi các ngân hàng trung ương tăng cường chính sách tài chính và tiền tệ để hỗ trợ các nền kinh tế bị thiệt hại bởi dịch bệnh.
Tuy nhiên, động thái dừng hoạt động của công ty khai mỏ Vale SA, Brazil tại cơ sở ở Malaysia có khả năng giảm áp lực giảm giá quặng sắt. Vale, một trong những nhà cung cấp quặng sắt chủ chốt cho Trung Quốc cho biết họ sẽ dừng hoạt động tại kho cảng phân phối Teluk Rubiah, Malaysia từ ngày 24/3 tới 31/3 để đảm bảo an toàn cho công nhân trong bối cảnh đại dịch, nhưng cho biết động thái này sẽ không ảnh hưởng tới sản xuất và doanh số trong năm 2020.
Thép thanh trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải cũng phục hồi sau khi giảm trước đó, đóng cửa tăng 0,4%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 1,5% nhưng thép không gỉ giảm 0,1%.
Theo Worldsteel, sản lượng thép thô toàn cầu đạt 143,3 triệu tấn trong tháng 2, tăng 2,8% so với cùng kì năm ngoái dù diễn biến dịch virus corona (COVID-19) rất phức tạp. Trong đó, sản lượng thép thô tại Trung Quốc tăng 5% lên 74,8 triệu tấn; Ấn Độ tăng 1,5% lên 9,6 triệu tấn; Nhật Bản tăng 2,2% lên gần 8 triệu tấn. Tại khối liên minh châu Âu (EU), Italy sản xuất khoảng 2 triệu tấn thép thô, tăng không đáng kể so với cùng kì năm ngoái do chịu ảnh hưởng nặng của dịch COVID-19. Trong khi đó, Pháp tăng sản lượng lên hơn 1,2 triệu tấn, Mỹ ghi nhận 7,3 triệu tấn với mức tăng 3%. Sản lượng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine đều tăng nhẹ lần lượt lên 2,9 và 1,7 triệu tấn. Ngược lại, Brazi giảm 1,3% còn 2,7 triệu tấn.
Đối với quặng sắt, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự báo giá quặng sắt sẽ giảm trong nửa cuối năm 2020 do sản lượng quặng tại Brazil và Australia tăng lên, trong khi tăng trưởng kinh tế chậm lại. Fitch giả định giá quặng 62% Fe giảm còn 75 USD/tấn CFR Trung Quốc trong năm 2020 và hạ tiếp xuống 60 USD/tấn vào năm 2021. Fitch cho rằng, tốc độ tăng trưởng sản xuất có khả năng vượt quá nhu cầu, mặc dù một số thị trường có thể tái cân bằng và một số nhà máy luyện kim ở Trung Quốc có kế hoạch đóng cửa. Do đó, giá quặng sắt trong dài hạn có thể giảm xuống mức 55 USD/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 0,23 US cent hay 2,1% lên 11,27 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 5 giảm 1,7 USD hay 0,5% xuống 338,9 USD/tấn.
Công ty dầu Petrobras của Brazil đã cắt giảm giá xăng 15% trong ngày 24/3, giảm giá lần thứ 3 kể từ khi giá dầu sụt giảm vào ngày 9/3. Các nhà máy Brazil dự kiến chuyển từ sản xuất ethanol sang sản xuất đường trong niên vụ mới, khi giá xăng đang giảm và đồng nội tệ của nước này yếu làm giảm sức hấp dẫn của nhiên liệu sinh học này.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 4,35 US cent hay hơn 3% lên 1,256 USD/lb. Hợp đồng này đã tăng phiên thứ 5 liên tiếp. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 tăng 13 US lên 1.257 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường này được hỗ trợ bởi khả năng gián đoạn các lô hàng từ một số quốc gia sản xuất liên quan tới đại dịch Covid-19 và dự trữ sụt giảm.
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng sau 3 phiên giảm liên tiếp, do việc săn giá hời và thị trường chứng khoán Tokyo phục hồi, mặc dù đà tăng bị hạn chế bởi lo sợ về virus corona. Trên sàn TOCOM, cao su kỳ hạn tháng 8 đóng cửa tăng 2 JPY lên 150,9 JPY (1,36 USD)/kg. Giá cao su tại Thượng Hải giao tháng 9 tăng 65 CNY lên 9.760 CNY/tấn.
Ấn Độ đã nhập khẩu 79.470 tấn cao su, trị giá 127,95 triệu USD trong tháng 1/2020, giảm 12,2% về lượng và giảm 21,2% về trị giá so với tháng 1/2019. Trong đó, nhập khẩu từ Nhật Bản tăng 143,5%; Thái Lan tăng 6,3%; Malaysia tăng 3,6%…. Trong khi đó, quốc gia này đã giảm nhập khẩu cao su từ một số thị trường như Indonesia giảm 58,7%; Nga giảm 41,7%; Việt Nam giảm 37,7%; Mỹ giảm 21,2%; Hàn Quốc giảm 15,7%...
Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản thường là 3 thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Ấn Độ.
Giá hàng hóa thế giới sáng 25/3

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

24,66

+0,65

+2,71%

Dầu Brent

USD/thùng

27,63

+0,48

+1,77%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

26.670,00

+80,00

+0,30%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,67

+0,02

+1,15%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

48,30

+3,93

+8,86%

Dầu đốt

US cent/gallon

109,80

+1,77

+1,64%

Dầu khí

USD/tấn

309,50

+6,25

+2,06%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

38.580,00

-30,00

-0,08%

Vàng New York

USD/ounce

1.677,50

+14,20

+0,85%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.782,00

+222,00

+3,99%

Bạc New York

USD/ounce

14,59

+0,33

+2,30%

Bạc TOCOM

JPY/g

52,00

+4,00

+8,33%

Bạch kim

USD/ounce

725,94

+13,09

+1,84%

Palađi

USD/ounce

1.965,40

+16,42

+0,84%

Đồng New York

US cent/lb

219,95

+1,95

+0,89%

Đồng LME

USD/tấn

4.814,00

+184,00

+3,97%

Nhôm LME

USD/tấn

1.547,50

-13,50

-0,86%

Kẽm LME

USD/tấn

1.815,50

-3,00

-0,16%

Thiếc LME

USD/tấn

13.400,00

+150,00

+1,13%

Ngô

US cent/bushel

349,00

+1,75

+0,50%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

557,25

-4,25

-0,76%

Lúa mạch

US cent/bushel

271,75

+2,25

+0,83%

Gạo thô

USD/cwt

13,28

0,00

0,00%

Đậu tương

US cent/bushel

886,25

-0,50

-0,06%

Khô đậu tương

USD/tấn

332,10

0,00

0,00%

Dầu đậu tương

US cent/lb

26,44

-0,11

-0,41%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

466,20

-1,30

-0,28%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.275,00

+18,00

+0,80%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

125,60

+4,35

+3,59%

Đường thô

US cent/lb

11,27

+0,23

+2,08%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

116,90

+6,65

+6,03%

Bông

US cent/lb

52,89

+0,74

+1,42%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

321,50

+1,30

+0,41%

Cao su TOCOM

JPY/kg

153,40

+2,50

+1,66%

Ethanol CME

USD/gallon

0,92

+0,02

+1,88%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg