Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục hồi phục từ mức thấp nhất 1,5 năm khi thị trường chứng khoán thế giới đi vào ổn định trong bối cảnh Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC bắt đầu cắt giảm sản lượng.
Kết thúc phiên, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 1,17% lên 48,52 USD/ thùng; gá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tiến 0,47% lên khép phiên ở mức 57,33 USD/ thùng. So với một tuần trước, giá dầu hiện đã tăng khoảng 7%.
Trên thị trường châu Á, giá dầu cũng tăng trước hy vọng rằng các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra tại Bắc Kinh sẽ giúp chấm dứt tranh cãi thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này, trong lúc nỗ lực cắt giảm sản lượng khai thác do OPEC dẫn dắt cũng thắt chặt nguồn cung trên thị trường. Tại Singapore, giá dầu WTI giao kỳ hạn tăng 0,4% so với lúc đóng cửa phiên trước lên 48,69 USD/thùng.
Nhật báo Phố Wall mới đây công bố một báo cáo cho thấy Saudi Arabia đang có kế hoạch cắt giảm xuất khẩu dầu thô xuống còn khoảng 7,1 triệu thùng dầu/ngày vào cuối tháng 1/2019. OPEC và các nước đồng minh của tổ chức này đang nỗ lực khống chế sự gia tăng trong nguồn cung dầu trên toàn cầu, khi sản lượng khai thác dầu của Mỹ đã vượt mốc 11 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2018. Sản lượng khai thác dầu trong tháng 12/2018 của OPEC đã giảm 460.000 thùng dầu/ngày xuống 32,68 triệu thùng dầu/ ngày, theo kết quả cuộc thăm dò mới đây của hãng tin Reuters.
Mặc dù giá dầu đang tăng, song các tổ chức quốc tế vẫn tỏ ra bi quan về triển vọng của mặt hàng này. Goldman Sachs mới đây đã hạ dự báo giá dầu Brent bình quân trong năm 2019 từ mức 70 USD/ thùng xuống 62,5 USD/ thùng do “các cơn gió ngược mạnh nhất về vĩ mô kể từ năm 2015”. Về phần mình, Societe Generale hạ dự báo giá dầu trên từ 73 USD/thùng xuống 64 USD/thùng và giảm dự báo về giá dầu WTI trong năm 2019 từ 66 USD/thùng xuống 57 USD/thùng.
JPMorgan cũng cho rằng giá dầu sẽ xuống thấp lâu hơn nếu OPEC không giảm sản lượng trong cả 2019. Trong báo cáo tháng 11/2018, JPMorgan dự báo giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 73 USD/thùng trong năm 2019, thấp hơn dự báo ban đầu là 83,5 USD/thùng.
Trong phiên giao dịch chiều ngày 2/1, giá dầu Brent giảm khoảng 1% xuống 53,28 USD/thùng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng tăng do USD yếu đi trước khả năng Mỹ giảm tiến độ nâng lãi suất và cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung được nối lại.
Vàng kỳ hạn giao sau tăng 0,3% lên 1.289,9 USD/ounce, trong khi đó vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.288,14 USD/ounce. Phiên cuối tuần trước, giá mặt hàng này đã vọt lên 1.298,42 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 15/6.
Theo các chuyên gia, đồng USD đã yếu đi sau bình luận mới đây của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, và giúp những tài sản định giá bằng đồng tiền này trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác. Phát biểu với Hiệp hội kinh tế Mỹ ở Atlanta, Chủ tịch Powell ngày 4/1/2018 đã trấn an các thị trường tài chính rằng Fed nhìn thấy những nguy cơ đối với nền kinh tế và sẽ kiên nhẫn, linh hoạt hơn trong các quyết định chính sách trong năm nay.
Bên cạnh đó, việc Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán để giải quyết căng thẳng thương mại kéo dài suốt nhiều tháng qua cũng tác động lên đồng USD. Ngày 7/1, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết nước này và Trung Quốc có thể đạt được một thỏa thuận tốt liên quan các vấn đề thương mại trước mắt, trong khi một thỏa thuận về các vấn đề cơ cấu thương mại và việc thực thi sẽ khó khăn hơn.
Đối với những kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,1% xuống15,68 USD/ounce. Trong lúc giá bạch kim không thay đổi nhiều và giữ ở mức 822,30 USD/ounce, còn palađi giảm 0,3% xuống 1.297,49 USD/ounce vào cuối phiên mặc dù đầu phiên giá chạm mức cao kỷ lục 1.313,24 USD/ounce.
Trrên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng ổn định sau khi tăng mạnh nhất 3 tháng trong phiên qua do các nhà đầu tư hy vọng rằng các biện pháp thúc đẩy cho vay của Trung Quốc, được nối tiếp bởi tiến triển của các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Cũng hỗ trợ giá là sự hồi sinh nhu cầu đối với các tài sản rủi ro, chứng khoán toàn cầu và giá dầu tăng, cũng nhu đồng USD yếu hơn sau khi chủ tịch Fed Jerome Powell hàm ý tốc độ tăng lãi suất của Mỹ có thể chậm lại.
Giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) đóng cửa tăng 0,1% lên 5.923 USD/tấn, sau khi tăng 3,2% trong phiên 4/1, tăng một ngày mạnh nhất kể từ 21/9/2018.
Đồng, nhôm, kẽm và nickel đã giảm từ 16 tới 26% trong năm ngoái do nền kinh tế của Trung Quốc chững lại và tranh chấp thương mại với Mỹ đã báo hiệu kinh tế giảm tốc hơn nữa.
Nhà phân tích Warren Patterson thuộc ING cho biết giá có thể giảm tiếp nếu các cuộc đàm phán trong tuần này thất bại, bổ sung rằng các nguồn cung đồng và các kim loại khác thắt chặt sẽ khiến giá tăng trong năm nay. Ông dự đoán giá đồng sẽ đạt trung bình 6.400 USD/tấn trong quý 2/2019 và hướng tới 7.000 USD/tấn vào cuối năm 2019.
Giá thép và quặng sắt tại Trung Quốc tăng bởi chính sách nới lỏng của ngân hàng trung ương nước này và do hy vọng Bắc Kinh với Washington có thể đạt được một thỏa thuận thương mại toàn diện.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc ngày 4/1/2019 đã cắt giảm dự trữ tiền mặt bắt buộc cho các ngân hàng lần thứ 5 trong một năm, giải phóng tới 116 tỷ USD cho các khoản vay mới.
Một đoàn đại biểu Mỹ bắt đầu đàm phán với các đối tác tại Bắc Kinh từ ngày 7/1/2018, lần đối thoại trực tiếp đầu tiên kể từ khi các lãnh đạo của 2 quốc gia đồng ý tạm ngưng chiến tranh thương mại 90 ngày trong tháng 12/2018.
Trong khi đó, Baoshan Iron & Stee, công ty thép niêm yết lớn nhất tại Trung Quốc cho biết sẽ nâng giá một số sản phẩm thép giao tháng 3/2019 thêm 50 CNY/tấn.
Giá thép thanh xây dựng trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa tăng 1,8% lên 3.520 CNY/tấn. Trong phiên giá thép có lúc lên 3.526 CNY/tấn cao nhất kể từ ngày 21/12/2018.
Tuy nhiên, các nhà phân tích đã cảnh báo nhu cầu đang yếu trong mùa thấp điểm. Dự trữ sản phẩm thép của các thương gia Trung Quốc tăng lần thứ 2 liên tiếp trong tuần kết thúc vào ngày 4/1/2019, tăng 416.000 tấn so với tuần trước lên 8,38 triệu tấn. Dự trữ thép thanh tăng 6,4% lên 3,35 triệu tấn và dự trữ thép cuộn cán nóng tăng 2,5% lên 1,8 triệu tấn.
Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 1,8% lên 514,5 CNY/tấn, gần với mức cao nhất trong ngày tại 515 CNY/tấn, cao nhất kể từ ngày 29/10/2018.
Sản lượng và nhu cầu thép tại Trung Quốc vẫn cao khi chính phủ “bật đèn xanh” cho loạt dự án hạ tầng lớn sau một năm nói không với việc chi tiêu ngân sách vào hạ tầng. Theo Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC), sản lượng thép của nước này đạt 1,01 tỷ tấn trong 11 tháng đầu năm 2018, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng tăng chủ yếu do nhu cầu lớn trong hoạt động xây dựng hạ tầng và bất động sản. Năm 2019, NDRC dự kiến tái khởi động các dự án hạ tầng khác để kích thích tăng trưởng kinh tế. Chính phủ nước này cũng lên kế hoạch khởi công 165 dự án nằm trong Đề án 5 năm lần thứ 13 sớm nhất có thể. Vì vậy, sản lượng và tiêu thụ thép tại Trung Quốc dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019.
Trong khi đó tại châu Âu, Ủy ban Châu Âu đã thông báo cho WTO về quyết định áp dụng thuế 25% đối với lượng thép nhập khẩu quá hạn ngạch vào Liên minh châu Âu kể từ 2/2/2019. Trong thông báo gửi WTO, EC cho biết lượng thép nhập khẩu thấp hơn 105%
khối lượng đạt được trong giai đoạn 2015-2017 sẽ được miễn thuế đến năm 2021. Lượng nhập vượt quá 105% sẽ bị đánh thuế 25%. Các nhà sản xuất thép Hàn Quốc, như POSCO, hiện được bổ sung thêm hạnh ngạch 5% so với khối lượng xuất khẩu trung bình của họ sang EU trong giai đoạn 2019-2021.
 Tháng 3/2018, EC đã đánh thuế nhập khẩu thép vào EU sau những hạn chế được thực hiện bởi Mỹ. Tháng 7/2018, EC đã tạm thời thông qua biện pháp đặt hạn ngạch nhập khẩu và áp dụng đánh thuế 25% đối với lượng vượt quá hạn ngạch.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2019 tăng 1,15 US cent tương đương 1,1% lên 1,0275 USD/lb; robusta giao tháng 3/2019 giảm 3 USD tương đương 0,2% xuống 1.542 USD/tấn.
Đường thô kỳ hạn tháng 3/2019 đóng cửa tăng 0,72 US cent hay 6% lên 12,65 US cent/lb, phục hồi từ mức thấp nhất 3 tháng (đã chạm tới trong tuần trước).
Giá đường và dầu có mối tương quan với nhau vì nhà sản xuất hàng đầu Brazil có thể sử dụng mía hoặc để sản xuất đường hay nhiên liệu sinh học ethanol. Giá đường được hỗ trợ bởi giá dầu thô tăng 2%.
Các nhà môi giới đưa ra lý do hạn hán nghiêm trọng tại miền trung Ấn Độ, mưa thất thường tại trung nam Brazil và giá dầu phục hồi là các yếu tố có thể khiến giá đường tăng trong ngắn hạn.
Đường cũng có một số hỗ trợ từ sự gia tăng của đồng real Brazil trong tuần trước. Đồng tiền này mạnh hơn không khuyến khích nhà sản xuất bán ra các hàng hóa định giá bằng đồng USD như đường và cà phê.
Đường trắng kỳ hạn tháng 3/2019 tăng 13,8 USD hay 4,2% lên 344,8 USD/tấn.
Đậu tương trên sàn giao dịch Chicago tăng 4 phiên liên tiếp lên mức cao nhất 3 tuần do lo ngại thời tiết khô hạn tại Brazil và do các cuộc đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh làm tăng cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc. Đậu tương kỳ hạn tháng 3/2019 trên sàn giao dịch thương mại Chicago tăng 2-3/4 US cent lên 9,24-1/4 USD/bushel sau khi chạm mức cao nhất 3,5 tuần tại 9,27-3/4 USD.
Bước vào năm mới 2019, giá nông sản giao dịch kỳ hạn trên sàn CBOT, đặc biệt là giá đậu tương, được hỗ trợ nhờ thông tin chính thức rằng Bắc Kinh và Washington sẽ tổ chức các cuộc đàm phán thương mại cấp thứ trưởng vào hai ngày 7-8/1 tại Bắc Kinh. Trung Quốc là nước mua đậu tương hàng đầu thế giới. Bất cứ tiến triển tích cực nào về các cuộc đàm phán thương mại giữa nước này và Mỹ sẽ đều góp phần đẩy giá đậu tương Mỹ đi lên.
Các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã thực hiện đợt mua đậu tương lớn thứ ba của Mỹ trong tháng vừa qua vào ngày 7/1/2019, khi các quan chức của cả hai nước gặp nhau trong tuần này để đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi đồng ý thỏa thuận ngừng chiến 90 ngày.
Các công ty quốc doanh Trung Quốc đã mua ít nhất 3 lô đậu tương Mỹ sáng ngày 7/1/2019 hay khoảng 180.000 tấn. Tổng số lượng đậu tương mua đợt này gần 15 lô hay 900.000 tấn.
Các điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Nam Mỹ cũng đang hỗ trợ giá nông sản trên sàn CBOT, nhất là giá ngô và đậu tương, khi tình hình khô hạn được dự đoán diễn ra tại hơn 1/3 các khu vực canh tác tại Brazil trong tháng này. Brazil là một trong những nước trồng đậu tương hàng đầu thế giới.
Giá cao su Tokyo đóng cửa phiên vừa qua tăng nhẹ, sau khi vọt lên gần mức cao nhất trong 7 tháng, được hỗ trợ bởi hy vọng các cuộc đàm phán Mỹ - Trung có thể giải quyết cuộc chiến thương mại và do một số lo lắng rằng cơn bão đổ bộ vào Thái Lan trong tuần trước có thể ảnh hưởng tới sản lượng cao su. Cơn bão nhiệt đới đầu tiên trong 3 thập kỷ quét qua Thái Lan quật ngã cây cối và thổi bay mái nhà trên đường đi.
Hợp đồng cao su giao tháng 6/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) đóng cửa tăng 0,3 JPY lên 177,3 JPY/kg. Giá cao su TOCOM, xác định giá cao su cho thị trường Đông Nam Á, đã chạm mức cao nhất kể từ ngày 13/6/2018 tại 186,4 JPY trong đầu phiên giao dịch. Tuy nhiên, mức giá này không kéo dài sau khi giá kỳ hạn Thượng Hải bị áp lực giảm. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa giảm 55 CNY xuống 11.675 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

48,52

+1,17%

Dầu Brent

USD/thùng

57,33

+0,47%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

37.800,00

-60,00

-0,16%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,97

+0,03

+0,92%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

134,18

+0,10

+0,07%

Dầu đốt

US cent/gallon

177,81

-0,03

-0,02%

Dầu khí

USD/tấn

536,75

-6,75

-1,24%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

54.130,00

-240,00

-0,44%

Vàng New York

USD/ounce

1.288,30

+1,60

+0,12%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.480,00

0,00

0,00%

Bạc New York

USD/ounce

15,68

-0,08

-0,48%

Bạc TOCOM

JPY/g

54,70

-0,20

-0,36%

Bạch kim

USD/ounce

822,65

+0,97

+0,12%

Palađi

USD/ounce

1.306,23

+0,88

+0,07%

Đồng New York

US cent/lb

263,65

-0,05

-0,02%

Đồng LME

USD/tấn

5.923,00

+5,00

+0,08%

Nhôm LME

USD/tấn

1.878,50

+13,50

+0,72%

Kẽm LME

USD/tấn

2.498,00

+60,00

+2,46%

Thiếc LME

USD/tấn

19.750,00

+200,00

+1,02%

Ngô

US cent/bushel

382,75

+0,50

+0,13%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

515,25

-1,50

-0,29%

Lúa mạch

US cent/bushel

279,50

-0,50

-0,18%

Gạo thô

USD/cwt

10,69

+0,02

+0,19%

Đậu tương

US cent/bushel

922,00

-2,25

-0,24%

Khô đậu tương

USD/tấn

321,80

-0,40

-0,12%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,45

-0,06

-0,21%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

485,00

-0,10

-0,02%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.410,00

+49,00

+2,08%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

102,75

+1,15

+1,13%

Đường thô

US cent/lb

12,65

+0,72

+6,04%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

123,85

+0,55

+0,45%

Bông

US cent/lb

72,75

+0,23

+0,32%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

330,80

+0,90

+0,27%

Cao su TOCOM

JPY/kg

179,40

+2,10

+1,18%

Ethanol CME

USD/gallon

1,28

-0,01

-1,08%

Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters, CafeF

Nguồn: Vinanet