Năng lượng: Giá dầu giảm
Giá dầu thế giới biến động trong tuần qua, giữa bối cảnh giới đầu tư lo ngại tăng trưởng kinh tế thế giới sụt giảm kéo nhu cầu dầu giảm theo khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang.
Phiên giao dịch cuối tuần, giá hai loại dầu chủ chốt là Brent và WTI biến động ngược chiều nhau. Kết thúc phiên này, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 6/2019 tại thị trường New York mất 4 US cent (tương đương 0,1%) xuống 61,66 USD/thùng; trái lại tại thị trường London, dầu Brent Biển Bắc giao tháng 7/2019 tăng 23 UScent (0,3%), lên 70,62 USD/thùng.
Tính chung cả tuần qua, giá dầu WTI giảm 0,5%, đánh dấu tuần đi xuống thứ ba liên tiếp. Trong khi đó, dầu Brent cũng giảm 0,3% trong tuần.
Các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc đã không đạt được một thỏa thuận cuối cùng sau vòng đàm phán thương mại thứ 11 diễn ra trong hai ngày tại Washington (Mỹ). Điều này khiến quyết định tăng thuế từ 10% lên 25% của Mỹ đối với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc chính thức có hiệu lực từ 0h ngày 10/5/2019.
Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, nhận định căng thẳng thương mại đã khiến những nỗi lo về tăng trưởng kinh tế quay trở lại, điều có thể sẽ dẫn đến suy giảm nhu cầu dầu thô.
Tuy nhiên, theo ông, sự lạc quan về khả năng sớm đạt được một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế hơn các dự báo rằng các cuộc đàm phán bị đổ vỡ, do đó vấn đề thương mại có thể nhanh chóng trở thành nhân tố hỗ trợ thị trường năng lượng.
Bên cạnh đó, căng thẳng giữa Tehran và Washington leo thang khi quốc gia sản xuất dầu này tuyên bố sẽ ngừng tuân thủ một số cam kết theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, tiến gần hơn đến việc phá vỡ thỏa thuận mang tính bước ngoặt. Động thái này diễn ra sau khi phía Mỹ ra thông tin Washington sẽ không cấp bất kỳ quy chế miễn trừ trừng phạt cho các nước để mua dầu Iran đồng thời đe dọa sẽ “sớm” áp thêm lệnh trừng phạt lên Tehran.
Về nguồn cung, trong tháng 4/2019, Nga đã phải ngừng hoạt động bơm dầu qua tuyến đường ống dẫn dầu Druzhba, đường ống dẫn dầu chủ chốt sang Đông Âu và Đức, do đường ống này bị nhiễm bẩn. Động thái trên đã khiến các nhà máy lọc dầu phải nhanh chóng tìm kiếm nguồn cung. Xuất khẩu dầu của Venezuela, nước cũng chịu các biện pháp trừng phạt từ Mỹ, có thể giảm nhiều hơn trong những tuần tới.
Tình hình này khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ nguồn cung dầu tiếp tục bị thắt chặt, tạo lợi thế cho giá dầu đi lên.
Từ đầu năm đến nay, giá dầu đã tăng hơn 30% trong bối cảnh triển vọng nguồn cung toàn cầu đã thắt chặt lại do lệnh trừng phạt của Mỹ áp lên các nhà xuất khẩu dầu thô Iran và Venezuela, cũng như thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), trong đó có Nga.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trương Châu Á nhìn chung vững trong tuần này, với hợp đồng kỳ hạn giao tháng 6/2019 từ 5,5 – 5,6 USD/mmBtu.
Trong khi đó tại Châu Âu, giá trên thị trường Tây Ban Nha tăng do nhu cầu tăng. Ở Hà Lan và Anh, giá giảm khoảng 20 UScent xuống lần lượt 4,63 và 4,24 USD/mmBtu.
Tiêu thụ khí đốt tự nhiên ở Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm 2019 đã tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước lên 77 tỷ m3.
Kim loại quý: Giá vàng tăng
Thị trường vàng thế giới trồi sụt thất thường ở đầu tuần, do tác động bởi tình hình căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông, việc Mỹ gia tăng sức ép với Iran và những diễn biến mới xung quanh các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, đà tăng trong hai phiên giao dịch liên tiếp vào cuối tuần đã giúp giá vàng ghi nhận tuần đi lên.
Kết thúc phiên cuối tuần, tại sàn giao dịch giao dịch COMEX, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.286,56 USD/ounce, tính chung cả tuần, giá đã tăng khoảng 0,6%. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 6/2019 tiến 2,2 USD (tương đương 0,2%) lên 1.287.40 USD/ounce, ghi dấu phiên tăng thứ 5 trong 6 phiên vừa qua. Tính chung cả tuần qua, giá vàng kỳ hạn tăng 0,5%.
Ryan Giannotto, Giám đốc nghiên cứu tại GraniteShares, nhận định rằng những dự đoán về chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn là một yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng.
Mặc dù biên bản họp mới nhất của Fed cho thấy không có động thái cắt giảm lãi suất nào có thể diễn ra trong năm 2019, song một cuộc thăm dò từ Nhật báo Phố Wall hôm 9/5/2019 cho thấy rằng việc cắt giảm lãi suất vẫn có khả năng cao hơn là việc nâng lãi suất từ Fed.
Cũng trong phiên cuối tuần, giá bạc giao tháng 7/2019 tăng 0,1% lên 14,79 USD/ounce, song lại giảm 1,3% trong tuần qua; giá bạch kim giao tháng 7/2019 cũng tăng 1,7% lên 865,60 USD/ounce, song vẫn mất 1,1% trong tuần qua.
Palađi tăng mạnh 4,7% trong phiên cuối tuần lên 1.354,51 USD/ounce, bứt phá từ mức thấp nhất kể từ ngày 4/1/2019 ở phiên trước đó (1.263,85 USD/ounce) khi thị trường tiếp nhận thông tin thụ ô tô ở Trung Quốc sụt giảm giữa bối cảnh lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu. Tính chung cả tuần, palađi giảm 1,2%.
Kim loại công nghiệp: Giá hồi phục trong phiên cuối tuần sau mấy phiên giảm
Giá sắt thép và các kim loại cơ bản tăng nhẹ trong phiên cuối tuần bởi các nhà đầu tư hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, các thị trường này vẫn rất nhạy cảm đối với mỗi động thái của hai quốc gia này.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,4% trong phiên vừa qua, lên 6.126 USD/tấn, nhưng vẫn kết thúc tuần giảm thứ 4 liên tiếp. Thép cây giao dịch trên sàn Thượng Hải tăng 0,5% trong phiên cuối tuần lên 3.746 CNY (550 USD)/tấn, và tính chung cả tuần cũng giảm nhiều nhất kể từ giữa tháng 2/2019. Thép cuộn cán nóng trên sàn Thượng Hải cùng phiên tăng 0,5% lên 3.682 CNY/tấn.
Hoạt động xây dựng ở Trung Quốc đang sôi động. Trong khi đó, Chính phủ nước này sẽ thắt chặt hơn nữa việc xét duyệt các dự án trong ngành thép, cấm toàn bộ công suất sản xuất thép mới dưới mọi hình thức. Điều này chắc chắn sẽ góp phần đẩy giá thép tăng lên.
Tồn trữ thép của các doanh nghiệp Trung Quốc đã giảm 273.000 tấn trong tuần này, xuống 12,14 triệu tấn, trong đó thép cây giảm còn 6,33 triệu tấn, thép cuộn cán nóng tăng lên 2,13 triệu tấn.
Nông sản: Giá hầu hết giảm trong tuần
Phiên cuối tuần, cà phê arabica giao tháng 7/2019 giảm 0,05 UScent tương đương 0,1% xuống 90,80 UScent/lb, sau khi có lúc cũng chạm mức cao nhất 1 tuần là 91,40 UScent. Robusta tăng 19 USD tương đương 1,4% lên 1.364 USD/tấn.
Giá đường thô cùng phiên giảm 0,06 UScent tương đương 0,5% xuống 11,72 UScent/lb, sau khi có lúc chạm mức cao nhất trong vòng 1 tuần là 12,15 UScent vào đầu phhieen giao dịch. Tính chung cả tuần giá giảm 2,4%, là tuần giảm thứ 3 liên tiếp. Lo ngại về triển vọng kinh tế khi Mỹ tăng thuế lên hàng hóa Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên thị trường đường.
Sản lượng đường của Ấn Độ trong niên vụ 2017 - 2018 (từ tháng 10/2017 – 9/2018) đã đạt kỉ lục cao ở mức 32,5 triệu tấn, trong khi nhu cầu nội địa hàng năm của Ấn Độ, nhà sản xuất đường lớn thứ hai thế giới, chỉ đạt 26 triệu tấn. Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA) cho biết, 7 tháng đầu niên vụ 2018 – 2019 (bắt đầu từ tháng 10/2018 – 4/2019), sản lượng đường Ấn Độ đạt 32,11 triệu tấn và tổng sản lượng có thể chạm mức kỉ lục mới là 33 triệu tấn.
Theo Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA), các nhà máy đã sản xuất 32,11 triệu tấn đường từ tháng 10/2018 đến tháng 4 năm nay. Chỉ có 100 nhà máy hoạt động vào ngày 30/4/2019. Ba khu vực sản xuất đường hàng đầu của Ấn Độ - Uttar Pradesh, Maharashtra và Karnataka - đã sản xuất lần lượt 11,26 triệu tấn, 10,7 triệu tấn và 4,32 triệu tấn đường trong giai đoạn từ tháng 10/2018 – 4/2019, niên vụ 2018 - 2019.
Giá đậu tương Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong vồng hơn một thập kỷ do việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố không vội ký thỏa thuận để chấm dứt cuộc chiến thương mại với Trung Quốc – cuộc chiến đã khiến cho xuất khẩu hat có dầu của Mỹ sang Trung Quốc giảm thê thảm.
Đậu tương kỳ hạn tháng 7/2019 – hợp đồng được giao dịch nhiều nhất – trên sàn Chicago giảm 0,6% xuống 8,09-1/4 USD/bushel vào lúc đóng cửa phiên cuối tuần. Đầu phiên có lúc chỉ 8,06-1/4 USD, thấp nhất kể từ tháng 12/2008.
Trung Quốc là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất của Mỹ. Trước khi xảy ra cuộc chiến thương mại, Trung Quốc mỗi năm mua khoảng 12 tỷ USD đậu tương Mỹ. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh trả đũa bằng thuế 25% từ tháng 7 năm ngoái đã khiến xuất khẩu của Mỹ sụt giảm rất mạnh.
Khó khăn gia tăng khi dịch tả lợn Châu Phi hoành hành ở Trung Quốc khiến nhu cầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi càng giảm mạnh hơn nữa.
Lúa mì cũng giảm giá xuống mức thấp nhất kể từ 2018, là 4,24-3/4 USD/bushel) giảm 1,2%. Giá ngô giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2018, xuống 3,51-3/4 USD/bushe (-0,9%).
Giá ngô vốn đã liên tục giảm trong mấy tháng qua do nguồn cung tăng trên toàn cầu. Dự đoán cung ngô từ Mỹ sẽ còn tăng hơn nữa trong năm tới, có thể đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Giá bông trên sàn giao dịch New York giảm do báo cáo tháng này của Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán tồn trữ cuối vụ ở Mỹ tăng, trong khi nhu cầu trở nên thiếu chắc chắn do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Bông kỳ hạn giao tháng 7/2019 trên sàn New York giảm 1,78 UScent tương đương 2,5% xuống 68,45 UScent/lb vào cuối phiên 10/5/2019. Đầu phiên có lúc giá chỉ 68,35 UScent, thấp nhất kể từ 10/11/2017.
USDA dự đoán tồn trữ bông cuối niên vụ 2019/20 sẽ ở mức 6,4 triệu kiện, tăng 1,8 triệu kiện so với một năm trước đó, đồng thời cũng cho rằng tiêu thụ bông toàn cầu sẽ tăng 2,6% lên 125,9 triệu kiện, cao hơn chút ít so với kỷ lục đạt được vào năm 2006/07.
Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá 4/5/2019

Giá 11/5/2019

11/5 so với 10/5

11/5 so với 10/5 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

63,30

61,66

-0,04

-0,06%

Dầu Brent

USD/thùng

72,15

70,62

+0,23

+0,33%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

47.060,00

44.940,00

-60,00

-0,13%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,58

2,62

+0,02

+0,92%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

210,06

198,91

+1,37

+0,69%

Dầu đốt

US cent/gallon

205,12

205,04

+0,68

+0,33%

Dầu khí

USD/tấn

624,25

636,25

+6,75

+1,07%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

64.460,00

62.100,00

+20,00

+0,03%

Vàng New York

USD/ounce

1.288,80

1.287,40

+2,20

+0,17%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.612,00

4.538,00

+12,00

+0,27%

Bạc New York

USD/ounce

15,09

14,79

+0,02

+0,13%

Bạc TOCOM

JPY/g

54,20

52,40

+0,20

+0,38%

Bạch kim

USD/ounce

899,05

865,54

+16,45

+1,94%

Palađi

USD/ounce

1.462,53

1.357,45

+58,19

+4,48%

Đồng New York

US cent/lb

289,40

865,54

+16,45

+1,94%

Đồng LME

USD/tấn

6.400,00

277,45

+0,30

+0,11%

Nhôm LME

USD/tấn

1.837,00

6.126,00

+24,00

+0,39%

Kẽm LME

USD/tấn

2.768,00

1.808,00

+9,00

+0,50%

Thiếc LME

USD/tấn

19.925,00

2.630,00

+20,00

+0,77%

Ngô

US cent/bushel

361,25

351,75

-1,50

-0,42%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

442,50

424,75

-4,75

-1,11%

Lúa mạch

US cent/bushel

294,75

286,25

+4,25

+1,51%

Gạo thô

USD/cwt

10,45

10,99

+0,05

+0,46%

Đậu tương

US cent/bushel

867,00

809,25

-3,50

-0,43%

Khô đậu tương

USD/tấn

303,70

287,30

-1,80

-0,62%

Dầu đậu tương

US cent/lb

27,84

26,79

+0,16

+0,60%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

446,20

435,80

-0,90

-0,21%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.335,00

2.312,00

-24,00

-1,03%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

94,10

90,80

-0,05

-0,06%

Đường thô

US cent/lb

12,65

11,72

-0,06

-0,51%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

103,55

95,05

+1,40

+1,49%

Bông

US cent/lb

77,70

68,45

-1,78

-2,53%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

350,70

358,50

0,00

0,00%

Cao su TOCOM

JPY/kg

190,30

189,30

+2,60

+1,39%

Ethanol CME

USD/gallon

1,34

1,30

0,00

0,00%

Nguồn: Bloomberg, Reuters, CafeF

Nguồn: Vinanet