Năng lượng: Giá dầu giảm tuần đầu tiên trong 5 tuần
Phiên cuối tuần, giá dầu thế giới tăng nhẹ, với dầu thô ngọt nhẹ (WTI) trên sàn New York tăng 4 US cent lên 53,40 USD/thùng, dầu Brent tại London tăng 16 US cent lên 55,81 USD/thùng, tuy nhiên tính chung cả tuần giá dầu giảm tuần đầu tiên trong vòng 5 tuần do những số liệu cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ cao kỷ lục và sản lượng của OPEC giảm không đủ lấn át yếu tố sản lượng của Mỹ tăng.
Tuy nhiên, lượng dầu thô và xăng dự trữ của Mỹ đạt mức cao kỷ lục, làm gia tăng những quan ngại về tình trạng dư cung toàn cầu. Theo số liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), lượng dầu thô dự trữ của nước này đã tăng thêm 9,5 triệu thùng hồi tuần trước, gần gấp ba lần mức dự đoán trước đó và chạm mức đỉnh với 518,12 triệu thùng. Lượng xăng dầu dự trữ của Mỹ cũng xác lập kỷ lục khi tăng 2,8 triệu thùng, lên 259,1 triệu thùng.
Các nhà sản xuất dầu mỏ lớn trên thế giới tuân thủ thỏa thuận cùng giảm bớt nguồn cung dư thừa đã đạt được trước đó. OPEC cho biết đã cắt giảm sản lượng xuống mức bình quân 32,14 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2017, giảm hơn 890.000 thùng/ngày so với mức bình quân trong tháng 12/2016.
Công ty dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes thông báo số lượng giàn khoan dầu ở Mỹ tính đến cuối tuần qua đã tăng thêm 8 giàn lên 591 giàn khoan, cao nhất kể từ tháng 10/2015. Theo nhiều chuyên gia, các nhà đầu tư lo ngại rằng hoạt động khai thác "vàng đen" gia tăng ở Mỹ sẽ làm tăng sản lượng dầu của nước này và tác động xấu đến nỗ lực cắt giảm sản lượng khai thác của các quốc gia trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC).
Theo OPEC, việc các nhà sản xuất dầu mỏ của Mỹ triển khai thêm nhiều giàn khoan đang cản trở đà phục hồi của giá dầu, đồng thời ảnh hưởng tới nỗ lực cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất khác.
Có tin các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới có khả năng sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác và dự trữ xăng dầu của Mỹ vẫn ở mức cao. Giới truyền thông cho hay các quốc gia trong và ngoài OPEC có thể sẽ xem xét khả năng kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, và có thể sẽ cắt giảm sản lượng khai thác thêm nữa nếu lượng dầu thô dự trữ của thế giới chưa giảm xuống mức mục tiêu.
Theo hãng tin Reuters, OPEC có thể xem xét mở rộng thỏa thuận hoặc quy mô cắt giảm sau tháng Bảy, nếu trữ lượng toàn cầu không giảm được xuống mức đặt ra.
Chuyên gia tại U.S. Bank Private Client Group cho rằng đây là thông tin tốt lành. Tuy nhiên lật ngược lại, nó vẫn tiềm ẩn bất ổn khi một phía là OPEC giảm sản lượng, còn một phía là các nhà sản xuất dầu phiến trục lợi và ra sức tăng sản xuất.
Về lâu về dài, hai bên khó mà duy trì được sự cân bằng trên thị trường.
Các nhà đầu tư vẫn lo ngại rằng lượng xăng dầu dự trữ ở Mỹ tăng lên sẽ làm giảm hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác mà các nước trong và ngoài OPEC đã đạt được trong nỗ lực nhằm giảm nguồn cung dư thừa trên toàn cầu.
Giới phân tích cho rằng, mức giá dầu đủ để các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ hòa vốn là khoảng 50 USD/thùng. Điều này có nghĩa là với mức giá như hiện tại, họ có thể thu được lợi nhuận. Trong số các thành viên OPEC, Saudi Arabia, Iraq và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất là những nước cắt giảm sản lượng “mạnh tay” nhất. Trong khi đó, Nigeria, Libya và Iran lại nâng sản lượng.
Từ tháng 12/2016 tới tháng 1/2017, giá dầu thế giới đã tăng 73%, lên 52,40 USD/thùng. Giá mặt hàng này có thể còn tăng cao hơn nếu sự phục hồi đó không thúc đẩy các nhà sản xuất dầu Mỹ (vốn có chi phí sản xuất cao) quay trở lại thị trường.
Tính từ đầu năm tới nay, giá dầu chỉ dao động trong mốc 1,3USD/thùng, một trong những giai đoạn bình ổn nhất kể từ khi giá suy sụp vào giữa năm 2014.
Kim loại quý: Giá vàng tăng
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới giảm do USD tăng giá và hoạt động bán ra chốt lời của các nhà đầu tư. Chốt phiên này, giá vàng giao dịch kỳ hạn tại Mỹ giảm 0,2% xuống đóng cửa ở mức 1.239,10 USD/ounce.
Đồng USD tăng giá sau những bình luận chủ chiến của Chủ tịch Cục dự trữ liên bang (Fed) Janet Yellen .
Tuần qua, thị trường vàng thế giới chịu tác động từ sự lên xuống của đồng USD, khả năng nâng lãi suất tại Mỹ và các diễn biến địa chính trị mới trên toàn cầu.
Phiên 14/2, đồng USD tăng giá theo sau phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen về việc cơ quan này có thể sẽ nâng lãi suất trong cuộc họp sắp tới. Chỉ số đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tuần sau phát biểu của bà Yellen trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ. Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ, bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên nhưng lại làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản an toàn như vàng.
Tuy nhiên ngay phiên sau đó, đồng USD rời khỏi mức cao, bỏ qua sức ép trước đó tới từ số liệu lạm phát và doanh số bán lẻ mạnh hơn dự kiến của Mỹ - các thông tin đã làm tăng dự đoán về việc lãi suất ở Mỹ có thể sẽ được nâng lên sớm.
Tính chung cả tuần, chỉ số ICE Dollar đo tỷ giá của USD so với 6 đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ tăng 0,2% .
Giá vàng đã tăng 10% từ sau khi chạm mức thấp nhất trong vòng 10 tháng hồi tháng 12/2016. Những quan ngại về các chính sách mới của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cuộc bầu cử tại Hà Lan, Pháp và Đức trong năm nay đã đẩy giá vàng lên mức đỉnh 1.244,67 USD/ounce ngày 8/2.
Cố vấn kinh tế cấp cao Jeffrey Nichols của Rosland Capital dự báo giá vàng có thể vọt lên trên mốc 1.300 USD/ounce. Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold, cho biết kể từ đầu tháng Hai đến nay lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã tăng 5,6%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2016.
Kim loại cơ bản: Thị trường đồng lạc quan về nhu cầu của Trung Quốc và lo ngại về nguồn cung
Giá đồng giảm trong phiên cuối tuần và không duy trì được mức trên 6.000 USD/tấn do hoạt động bán kiếm lời, mặc dù triển vọng nhu cầu mạnh ở nước tiêu thụ lớn nhất thế giới – Trung Quốc – và nguồn cung gián đoạn sẽ hỗ trợ giá.
Đồng hợp đồng tham chiếu trên sàn London giảm 0,7% trong phiên cuối tuần, xuống 5.960 USD/tấn. Ngày 13/2 đồng đã tăng vọt lên mức giá cao nhất 21 tháng là 6.204 USD/tấn.
Những thông tin từ Trung Quốc như số liệu về các khoản vay mới, các ngân hàng tăng thêm 2,03 nghìn tỷ NDT (295 tỷ USD) các khoản vay mới trong tháng 1… hứa hẹn nhu cầu đồng sẽ tăng mạnh.
Với những kim loại khác, nickel giao sau 3 tháng giảm 0,2% trong phiên cuối tuần xuống 11.050 USD/tấn, nhưng vẫn sát mức cao nhất 2 tháng là 11.070 USD/tấn đạt được ngày trước đó. Tính từ cuối tháng 1, kim loại này đã tăng giá 15% so lo ngại về nguồn cung quặng từ Philippines – tuần này đã huỷ bỏ 75 hợp đồng sản xuất khoáng sản. Trước đó, nước này đã đóng cửa hoặc tạm dừng khai tháng 28 trong số 41 mỏ.
Nông sản: Giá cà phê cao nhất 2 tuần
Phiên cuối tuần, giá cà phê biến động trái chiều. Arabica giao tháng 5 tăng 1,15 US cent lên 1,4955 USD/lb sau khi có lúc đạt mức cao nhất 2 tuần là 1,5035 USD/lb. Tuy nhiên robusta giao cùng kỳ hạn lại giảm 5 USD hay 0,23% xuống 2.174 USD/tấn.
Brazil cho biết đã thông qua kế hoạch nhập khẩu từ Việt Nam, theo đó cho phép nhập 1 triệu bao thời hạn trước khi kết thúc tháng 5. Mặc dù có tin này, giá vẫn giảm bởi các thương gia vẫn nghi ngờ và cho rằng các chi tiết cụ thể vẫn chưa rõ ràng, và hạn ngạch có thể chỉ tác động chút ít tới thị trường cà phê toàn cầu bởi chủ yếu là nguyên liệu cho ngành cà phê hoà tan.
Giá đường phiên cuối tuần ít biến động, với đường thô giao tháng 3 giá giảm 0,06 US cent hay 0,3% xuống 20,30 US cent/lb, còn đường trắng giao tháng 5 giảm 1,60 USD hay 0,29% xuống 550,10 USD/tấn.
Thị trường đánh cược rằng Ấn Độ sẽ bắt đầu nhập khẩu đường trắng vào cuối năm nay, mặc dù dự báo sẽ chưa có quyết định trước khi có kết quả của các cuộc bầu cử cấp bang, vào tháng tới.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 11/2

Giá 18/2

Giá 18/2 so với 17/2

Giá 18/2 so với 17/2 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

53,86

53,40

+0,04

+0,07%

Dầu Brent

USD/thùng

56,70

55,81

+0,16

+0,29%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

39.190,00

38.210,00

-270,00

-0,70%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,03

2,83

-0,02

-0,70%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

158,96

151,66

-0,81

-0,53%

Dầu đốt

US cent/gallon

166,59

163,64

+0,73

+0,45%

Dầu khí

USD/tấn

503,50

490,00

-1,00

-0,20%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

48.010,00

47.030,00

-400,00

-0,84%

Vàng New York

USD/ounce

1.235,90

1.239,10

-2,50

-0,20%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.479,00

4.467,00

-26,00

-0,58%

Bạc New York

USD/ounce

17,93

18,05

-0,05

-0,29%

Bạc TOCOM

JPY/g

64,80

64,80

-0,70

-1,07%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

1.011,50

1.003,33

-9,43

-0,93%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

784,18

777,59

-15,19

-1,92%

Đồng New York

US cent/lb

276,80

5.960,00

-40,00

-0,67%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.090,00

1.880,00

-17,00

-0,90%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.874,00

2.809,50

-48,50

-1,70%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.924,00

19.725,00

+25,00

+0,13%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

19.475,00

5.960,00

-40,00

-0,67%

Ngô

US cent/bushel

374,50

375,50

-5,50

-1,44%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

449,00

441,00

-6,75

-1,51%

Lúa mạch

US cent/bushel

254,50

251,25

-0,25

-0,10%

Gạo thô

USD/cwt

9,57

9,34

0,00

-0,05%

Đậu tương

US cent/bushel

1.059,00

1.043,25

-11,50

-1,09%

Khô đậu tương

USD/tấn

346,50

343,90

-2,30

-0,66%

Dầu đậu tương

US cent/lb

34,89

33,16

-0,65

-1,92%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

536,00

525,00

-3,80

-0,72%

Cacao Mỹ

USD/tấn

1.962,00

2.000,00

-42,00

-2,06%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

148,15

149,55

+1,15

+0,77%

Đường thô

US cent/lb

20,43

20,26

-0,04

-0,20%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

169,95

176,25

+1,75

+1,00%

Bông

US cent/lb

77,09

75,52

-1,25

-1,63%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

370,50

371,10

+3,20

+0,87%

Cao su TOCOM

JPY/kg

313,00

299,40

+3,20

+1,08%

Ethanol CME

USD/gallon

1,60

1,55

-0,02

-1,02%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

Nguồn: Vinanet