Năng lượng: Giá dầu thô tăng, OPEC quyết định tăng sản lượng nhưng ít hơn mức thị trường dự đoán
Giá dầu thô tăng mạnh trong phiên cuối tuần sau khi các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đồng ý gia tăng sản lượng để bù đắp cho nguồn cung gián đoạn tại một số khu vực nhưng với số lượng thấp hơn dự báo của nhà đầu tư. Kết thúc phiên này, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 8/2018 tăng 3,04 USD (tương đương 4,6%) lên 68,58 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất trong vòng một tháng qua, tính chung cả tuần, giá tăng gần 5,8%; dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại thị trường London cũng tăng 2,5 USD (tương đương 3,4%) lên 75,55 USD/thùng, tính chung cả tuần giá tăng 2,9%.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho hay lượng dầu thô dự trữ của nước này đã giảm 5,9 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 15/6, vượt dự báo của thị trường. Với lượng dự trữ vào khoảng 426,5 triệu thùng, kho dự trữ dầu mỏ của Mỹ vào thời điểm này đang thấp hơn 2% so với mức trung bình trong 5 năm qua. Ngoài ra, cũng trong ngày cuối tuần, công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes công bố báo cáo cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ đã giảm một giàn xuống 862 giàn trong tuần này, sau khi tăng liên tiếp bốn tuần trước đó.
Tuần vừa qua hai yếu tố chủ yếu tác động tới thị trường dầu mỏ là cuộc họp của OPEC và căng thẳng gia tăng liên quan đến thương mại Mỹ - Trung. Các thành viên OPEC và cả các nhà sản xuất dầu chủ chốt bên ngoài tổ chức này đã đưa ra nhiều ý kiến về việc có hay không ngừng thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu hiện thời hay không. Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc liên tiếp có những động thái đe dọa áp thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu của nhau. Căng thẳng thương mại giữa hai nước gia tăng đã và đang phủ bóng đen lên các thị trường toàn cầu, trong đó có thị trường dầu mỏ, bởi Trung Quốc đề cập tới khả năng tăng thuế nhập khẩu dầu thô từ Mỹ.
Tại cuộc họp mới nhất ngày 23/6 diễn ra tại tại Vienna (Áo), 10 nước sản xuất dầu mỏ không thuộc OPEC, trong đó có Nga, đã ủng hộ tăng sản lượng dầu.
Quyết định trên được đưa ra tại một hội nghị Bộ trưởng Năng lượng các nước sản xuất dầu mỏ trong và ngoài OPEC tại Vienna (Áo) ngày 23/6 nhằm đảm bảo sự tham gia của các nước ngoài OPEC vào một thỏa thuận nội bộ OPEC về tăng sản lượng vừa đạt được trước đó một ngày.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, Bộ trưởng Dầu mỏ Angola, Diamantino Azevedo, cho biết: "Chúng tôi đã nhất trí" cùng tăng sản lượng.
Theo thỏa thuận đạt được hồi tháng 11/2016 và có hiệu lực từ tháng 1/2017, các nước thành viên OPEC và một số nước ngoài OPEC, dẫn đầu là Nga, đã đồng ý cắt giảm tổng cộng 1,8 triệu thùng/ngày, nhưng trên thực tế họ đã cắt giảm nhiều hơn mức đó. Trong tháng 5/2018, mức độ tuân thủ thỏa thuận đạt 152%, dẫn đến lượng cắt giảm thực tế vượt mức đề ra.
Trong thỏa thuận vừa đạt được ngày 22/6 vừa qua, OPEC cho biết sẽ tăng tương đương 100% mức trước khi cắt giảm, song không đưa ra con số cụ thể. Saudi Arabia cho biết động thái này có thể đồng nghĩa với việc tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày, tương đương 1% nguồn cung toàn cầu, đối với các nước sản xuất dầu mỏ trong và ngoài OPEC. Iraq cho biết mức tăng có thể từ 700.000 - 800.000 thùng/ngày, còn Iran cho biết mức tăng thực tế sẽ chỉ khoảng 500.000 thùng/ngày. Bộ trưởng Dầu mỏ Nga Alexander Novak bày tỏ hài lòng với quyết định trên dù trước đó ông đề xuất tăng khoảng 1,5 triệu thùng/ngày.
Đề xuất tăng sản lượng dầu đã được hầu hết các quốc gia OPEC ủng hộ trừ Iran, nước sản xuất dầu lớn thứ ba của OPEC song hiện đang đối mặt với những lệnh trừng phạt ngặt nghèo từ Mỹ, trong đó có cả những biện pháp nhắm vào hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Tehran. Iran đề nghị OPEC bác bỏ các kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump về tăng nguồn cung dầu, cho rằng chính ông Trump đã góp phần làm tăng giá dầu gần đây khi áp đặt trừng phạt chống Iran và Venezuela.
Kim loại quý: Giá đồng loạt giảm
Phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,2%, lên 1.268,76 USD/ounce, tính chung cả tuần, giá vàng giao ngay vẫn giảm 0,8%; vàng giao tháng 8/2018 tăng 20 US cent tương đương 0,02% lên 1.270,70 USD/ounce, tính chung cả tuần giá giảm 0,6%, và tính từ đầu tháng Sáu tới nay, giá vàng kỳ hạn giảm 2,6%.
Cũng trong phiên cuối tuần, giá bạc tăng 0,8%, lên 16,44 USD/ounce, phiên trước đó giá chạm mức thấp nhất kể từ ngày 2/5, tính chung cả tuần giảm 0,3%; giá bạch kim và palađi lần lượt tăng 1% và 0,3% ở phiên cuối tuần, lên tương ứng 870,24 USD/ounce và 953,50 USD/ounce, tính chung cả tuần giá bạch kim mất hơn 1% và giá palađi lùi hơn 3%.
Đồng USD tăng đã gây áp lực giảm giá lên kim loại quý, át đi những lo ngại về sự gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Chỉ số đồng USD chạm mức cao nhất kể từ tháng 7/2017 so với giỏ các đồng tiền chủ chốt khác. Khả năng Fed sẽ có thêm những lần tăng lãi suất mới trong năm nay càng tạo áp lực lên giá vàng, bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên nhưng lại khiến các tài sản không sinh lời như vàng bớt hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Tuần trước, Fed đã nâng lãi suất lần thứ bảy kể từ năm 2015, và Chủ tịch Fed, Jerome Powell, gần đây đã nhấn mạnh rằng tình hình lạc quan của nền kinh tế Mỹ đang đảm bảo cho những đợt nâng lãi suất sắp tới.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết sẽ bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ, đồng thời không tăng lãi suất cho đến cuối năm 2019. Động thái trên đã giúp đồng USD có thêm sức mạnh, chỉ số USD tăng 0,6% trong tháng Sáu, mặc dù chỉ số này mất 0,3% trong tuần này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã công bố các kế hoạch áp mức thuế suất 10% đối với lượng hàng hóa trị giá tới 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngay sau đó, Bắc Kinh tuyên bố họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện các biện pháp đáp trả tương ứng cả về số lượng và chất lượng. Tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới càng làm tăng thêm những lo ngại về triển vọng tăng trưởng trên quy mô toàn cầu.
Ngân hàng Commerzbank cho rằng vàng không thể phục hồi trong ngắn hạn, ngay cả với các sự kiện có khả năng gây bất ổn như cuộc bầu cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vào Chủ Nhật và hội nghị thượng định EU vào cuối tuần tới. Lượng vàng nắm giữ của SPDR Gold Trust, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới, đã giảm 0,5% xuống 824,63 tấn trong ngày 21/6.
Kim loại công nghiệp: Giá kẽm, đồng và thép đều giảm
Giá kẽm xuống mức thấp nhất trong 10 tháng trong phiên cuối tuần do dự trữ ngày càng tăng và các thương nhân dặt cược vào nguồn cung khai thác tăng lên, trong khi đồng có tuần giảm giá thứ hai do lo sợ một cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu. Giá kẽm LME đã giảm xuống 2.889,5 USSD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2017, kết thúc tuần ổn định tại 2.917 USD/tấn, giảm gần 5% trong tuần này. Dự trữ kẽm tại kho LME đứng ở mức 247.250 triệu tấn, tăng 87% kể từ ngày 1/3 năm nay. Theo Tổ chức Nghiên cứu Kẽm Chì Quốc tế, công suất mỏ kẽm bổ sung 880.000 tấn sẽ được đưa vào hoạt động trong năm nay.
Đồng chốt phiên cuối tuần ổn định tại 6.789 USD/tấn, kết thúc tuần giảm khoảng 3,2%. Thị trường đồng đã tinh chế trên toàn cầu dư thừa 55.000 tấn trong tháng 3 và 87.000 tấn trong tháng 2.
Giá thép tại Trung Quốc vừa trải qua một tuần giảm giá nhiều nhất kể từ tháng 3, trong bối cảnh triển vọng nhu cầu bị ảnh hưởng bởi những dấu hiệu một cuộc chiến thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ đang gây thiệt hại cho các công ty trên toàn cầu.Hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 10 trên sàn kỳ hạn Thượng Hải phiên cuối tuần giảm 1,3% xuống 3.760 NDT (579 USD)/tấn, tính chung cả tuần giảm 3,1%; thép cuộn cán nóng kỳ hạn giảm 0,7% xuống 3.870 NDT/tấn, tính chung cả tuần giảm 2,4%, nhiều nhất kể từ cuối tháng 3.
Giá thép sụt giảm ngay cả khi nhu cầu thép của Trung Quốc vẫn khá mạnh, bằng chứng là kho dự trữ sụt giảm liên tục. Theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome, dự trữ thép cây tại các công ty kinh doanh Trung Quốc ở mức 4,77 triệu tấn tính đến ngày 15/6, giảm 51% kể từ giữa tháng 3. Dự trữ thép cuộn cán nóng giảm 37% xuống 1,98 triệu tấn trong cùng giai đoạn này.
Hãng xe hạng sang Daimler đã giảm dự báo lợi nhuận và BMV cho biết họ đang xem xét các lựa chọn chiến lược vì căng thẳng thương mại ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Washington.
Các công ty Đức kết hợp với nông dân Mỹ, các nhà sản xuất panel năng lượng mặt trời và thép Trung Quốc là những người tổn thương đầu tiên trong tranh chấp thương mại với quy mô toàn cầu kể từ những năm 1930.
Nông sản: Giá cao su và cà phê giảm, đường tăng nhẹ
Giá cà phê arabica phiên cuối tuần tăng 0,7 US cent tương đương 0,6% lên 1,1695 USD/lb, robusta cũng tăng 4 USD tương đương 0,2% lên 1.705 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá cà phê giảm nhẹ.
Cũng phiên cuối tuần, đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,2 US cent hay 1,6% lên 12,41 US cent/lb, tính chung cả tuần giá tăng 0,5% sau hai tuần liên tiếp sụt giảm; Đường trắng kỳ hạn tháng 8 chốt phiên tăng 2,7 USD hay 0,8% lên 344,5 USD/tấn.
Các đại lý lưu ý hoạt động phần lớn bị chi phối bởi yếu tố kỹ thuật sau khi giá giữ trên mức trung bình 20 ngày và 50 ngày. Những người đầu tư trên thị trường cũng đang theo dõi tiến độ của giai đoạn mùa mưa rất quan trọng tại Ấn Độ, do lượng mưa được dự báo thấp hơn bình thường khoảng 9% từ đầu tháng 6 tới nay. Sản lượng đường của Ấn Độ dự kiến tăng trong niên vụ này và tiếp tục tăng trong niên vụ tới, gây sức ép cho thị trường toàn cầu.
Các đại lý cũng ghi nhận việc bảo hiểm rủi ro của các nhà sản xuất Brazil chậm lại sau khi đồng real của Brazil mạnh hơn trong những ngày gần đây. Đồng real mạnh hơn hỗ trợ giá do làm giảm lợi nhuận với các mặt hàng định giá bằng đồng USD như đường, không khuyến khích các nhà sản xuất bán ra.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo giảm nhẹ trong phiên cuối tuần do đồng yên tăng so với đồng USD trong tuần qua, mặc dù giá cao su Thượng Hải phục hồi từ đợt giảm mạnh. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 tại sàn TOCOM đóng cửa giảm 0,8 yên xuống 173,4 yên/kg, kết thúc tuần giá giảm 3,6%. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9, được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 115 NDT đóng cửa tại 10.480 NDT/tấn. Hợp đồng này đã sụt giảm hơn 3% trong phiên 19/6 sau khi căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang một lần nữa.
Zhu Ziyue, tại công ty Hongyuan Futures cho biết “sự gia tăng tại Thượng Hải chủ yếu do sự phục hồi sau khi giảm mạnh trước đó. Các nhà máy và thương nhân sẵn sàng tăng dự trữ đẩy giá tăng”. Giá cao su Tokyo bị ảnh hưởng bởi sự tăng giá của đồng yên gần đây, nhưng sẽ theo xu hướng với cao su Thượng Hải trong tương lai.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá 16/6
|
Giá 23/6
|
Giá 23/6 so với 22/6
|
Giá 23/6 so với 22/6 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
65,06
|
69,28
|
+3,74
|
+5,71%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
73,44
|
75,55
|
+2,50
|
+3,42%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
47.390,00
|
48.500,00
|
+1.150,00
|
+2,43%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,02
|
2,94
|
-0,03
|
-1,08%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
202,32
|
207,11
|
+5,88
|
+2,92%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
208,70
|
212,70
|
+5,69
|
+2,75%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
640,75
|
646,25
|
+10,75
|
+1,69%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
65.350,00
|
66.000,00
|
+1.110,00
|
+1,71%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.278,50
|
1.271,10
|
+0,60
|
+0,05%
|
Vàng Tokyo
|
JPY/g
|
4.548,00
|
4.485,00
|
+5,00
|
+0,11%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,48
|
16,52
|
+0,12
|
+0,74%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
58,80
|
58,10
|
+0,40
|
+0,69%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
888,18
|
877,37
|
+13,72
|
+1,59%
|
Palladium
|
USD/ounce
|
991,02
|
958,40
|
+5,15
|
+0,54%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
314,45
|
304,85
|
+0,50
|
+0,16%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
7.020,00
|
6.789,00
|
+3,00
|
+0,04%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.204,00
|
2.175,00
|
-4,00
|
-0,18%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.080,00
|
2.917,00
|
-1,00
|
-0,03%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
20.800,00
|
20.400,00
|
-100,00
|
-0,49%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
370,75
|
366,50
|
0,00
|
0,00%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
513,50
|
504,25
|
-2,50
|
-0,49%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
233,50
|
238,25
|
-1,00
|
-0,42%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,36
|
10,58
|
+0,25
|
+2,42%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
930,50
|
916,25
|
+14,75
|
+1,64%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
340,90
|
340,00
|
+7,20
|
+2,16%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
30,29
|
29,93
|
+0,14
|
+0,47%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
509,50
|
513,40
|
+1,50
|
+0,29%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.519,00
|
2.514,00
|
+1,00
|
+0,04%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
117,55
|
116,95
|
+0,70
|
+0,60%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,35
|
12,41
|
+0,20
|
+1,64%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
161,65
|
163,60
|
+5,25
|
+3,32%
|
Bông
|
US cent/lb
|
89,85
|
85,30
|
+1,01
|
+1,20%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
558,20
|
560,10
|
+13,10
|
+2,39%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
178,30
|
174,60
|
+1,20
|
+0,69%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,42
|
1,43
|
0,00
|
-0,28%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg