Dầu Brent tăng 21 UScent, tương đương 0,3%, lên 74,98 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Mỹ tăng 22 UScent, tương đương 0,3%, lên 71,70 USD/thùng.
Các hợp đồng đã chốt ở mức cao nhất trong năm tuần vào một ngày trước đó.
Yeap Jun Rong, chiến lược gia thị trường tại IG cho biết: Thị trường vẫn xoay quanh mối lo ngại về các mức thuế sắp tới sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu toàn cầu, cùng với triển vọng tăng nguồn cung từ OPEC+ và Mỹ.
Tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ làm giảm nhu cầu nhiên liệu, điều này có thể bù đắp cho bất kỳ sự sụt giảm nguồn cung.
Thuế quan đối với những người mua dầu từ Nga, nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới, sẽ tác động tới nguồn cung toàn cầu và khách hàng lớn của Nga là Trung Quốc và Ấn Độ.
Thị trường sẽ theo dõi dữ liệu hàng tồn kho hàng tuần từ nhóm công nghiệp Mỹ là Viện Dầu khí Mỹ, trước khi công bố số liệu thống kê chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng vào thứ Tư.
Năm nhà phân tích được Reuters khảo sát ước tính trung bình lượng dầu thô tồn kho của Mỹ đã giảm khoảng 2,1 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 28 tháng 3.
Dự báo của OPEC:
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vẫn giữ nguyên dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2025.
Trong báo cáo hàng tháng về thị trường dầu mỏ, OPEC dự kiến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng trưởng năm 2025 là 1,45 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, OPEC cho rằng số liệu này vẫn cho thấy sự tăng trưởng tốt so với mức trung bình trước đại dịch COVID-19.
Nhu cầu toàn cầu chậm lại và nguồn cung tăng từ các nhà sản xuất bên ngoài liên minh OPEC+ đã khiến giá dầu có xu hướng giảm. Trước tình hình này, OPEC+ đã nhất trí duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại trong quý đầu tiên của năm 2025.
Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Trong báo cáo thị trường dầu mỏ hàng tháng công bố ngày 13/3, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nguồn cung dầu toàn cầu có thể vượt cầu khoảng 600.000 thùng/ngày trong năm nay, sau khi IEA điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2025.
IEA cho biết, mức dư thừa nguồn cung nói trên có thể tăng thêm 400.000 thùng/ngày nếu Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, thực hiện kế hoạch tăng sản lượng và không kiểm soát được tình trạng sản xuất vượt hạn ngạch.
IEA đã điều chỉnh giảm 70.000 thùng/ngày trong dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2025, xuống còn khoảng 1 triệu thùng/ngày. IEA cho biết động lực tăng trưởng nhu cầu dầu này chủ yếu đến từ châu Á, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa dầu của Trung Quốc.
IEA cho biết thêm nhu cầu trong quý cuối năm 2024 và quý đầu năm nay đã thấp hơn so với dự đoán “trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn."
IEA nhận định rằng các mức thuế quan mới của Mỹ, cùng với các biện pháp trả đũa leo thang, đã làm gia tăng rủi ro vĩ mô. Tổ chức này cho biết dữ liệu nhu cầu dầu gần đây đã không đạt kỳ vọng, và các dự báo tăng trưởng cho quý 4/2024 và quý 1/2025 đã được điều chỉnh giảm
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng nhẹ
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng nhẹ khoảng 1% lên mức cao nhất trong một tuần nhờ lưu lượng kỷ lục đến các nhà máy xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và dự báo thời tiết mát mẻ hơn cùng nhu cầu cao hơn vào tuần tới so với dự kiến trước đó.
Giá khí đốt giao tháng 5 trên Sàn giao dịch hàng hóa New York tăng 5,4 UScent, hay 1,3%, lên mức 4,119 USD/mmBtu, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 19 tháng 3 trong ngày thứ hai liên tiếp.
Công ty tài chính LSEG cho biết sản lượng khí đốt trung bình tại 48 tiểu bang của Mỹ đã tăng lên 105,9 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) cho đến nay trong tháng 3, tăng so với mức kỷ lục 105,1 bcfd vào tháng 2.
LSEG dự báo nhu cầu khí đốt trung bình ở 48 tiểu bang của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm từ 102,6 bcfd trong tuần này xuống còn 106,7 bcfd vào tuần tới. Dự báo cho tuần tới cao hơn triển vọng của LSEG.
 

Nguồn: Vinanet/Reuters