Lúa mì là mặt hàng nông sản giảm mạnh nhất, đặc biệt là kể từ sau khi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen được thiết lập. Giá hiện đã quay trở lại mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái khi triển vọng mùa vụ ở các nước sản xuất lớn khá ổn định trong giai đoạn ngủ đông, và nguồn cung từ Nga và Ukraine trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Cuối tuần vừa rồi, Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Tổng thống Tayyip Erdogan cảm ơn ông Putin về thái độ tích cực trong việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc trên biển Đen và bày tỏ sự hiểu biết về lập trường của Moscow trong việc thực hiện đầy đủ phần thứ 2 của thỏa thuận là loại bỏ rào cản đối với các sản phầm nông nghiệp của Nga. Ông Putin và Erdogan bày tò hài lòng về sự tích cực của quan hệ thương mại quốc tế và kinh tế. Rủi ro lớn nhất mà thị trường lúa mì gặp phải trong giai đoạn này là triển vọng thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Nga và Ukraine. Chính vì thế nên thông tin trên đã mang lại tín hiệu tích cực và xóa đi những lo ngại cho rằng hoạt động xuất khẩu lúa mì từ Biển Đen có khả năng bị gián đoạn. Đây sẽ là thông tin tác động “bearish” tới giá lúa mì trong trung và dài hạn.

Thông tin cơ bản tiếp tục diễn biến trái chiều, giá Arabica trong tuần này khả năng cao tiếp tục giằng co trong vùng tích lũy
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, cả 2 mặt hàng cà phê đều ghi nhận sự tăng giá so với mức tham chiếu. Arabica có cụ lộn ngược dòng sau 3 tuần giảm liên tiếp với mức tăng 1.50% khi tồn kho đạt chuẩn trên Sở ICE giảm về mức thấp nhất trong 3 tháng và nguồn cung chưa ổn định tại Brazil. Trong khi đó, Robusta bật tăng mạnh hơn 6% khi các chuyên gia nhận định hoạt động giao dịch cà phê tại Việt Nam và Indonesia còn khá trầm lắng.
Ngân hàng Trung ương Brazil (BC), quyết định giữ nguyên mức lãi suất cao 13.75% trong phiên điều chỉnh tuần trước và vẫn có những động ủng hộ tiến trình thắt chặt tiền tệ trong thời gian tới khi lạm phát trên cơ sở hàng tháng ở mức 0.69%, cao hơn so với mức 0.65% dự kiến. Trong bối cảnh, những lo ngại trên thị trường tài chính đã tạm lắng xuống, điều này dấy lên lo ngại đồng Real của Brazil sẽ mạnh lên, kéo theo tỷ giá USD/Brazil Real suy yếu, làm hạn chế nhu cầu bán hàng của nông dân nước này, từ đó hỗ trợ giá.
Cùng với đó, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE New York đã giảm liên tiếp trong tuần trước, về mức thấp nhất kể từ 15/12/2022. Trong khi đó, lượng hàng bổ sung không đổi và vẫn duy trì ở mức cực thấp với 1,135 bao, là tín hiệu cho thấy tồn kho trên Sở ICE khó có thể mở rộng ngay lập tức để gây áp lực lên giá.
Dù sự hồi phục trong xuất khẩu là chưa chắc chắn, những triển vọng tích cực về sản lượng cà phê trong niên vụ 2023/24 tại Brazil vẫn đang được ủng hộ bởi dự báo mùa vụ của các tổ chức thuộc chính phủ như Conab hay IBGE. Đồng thời, các chuyên gia tại Colombia cũng nhận định sản lượng Arabica trong năm nay sẽ có sự nới lỏng so với 2 năm trước đó khi thời tiết trở nên ôn hòa và thúc đẩy cho sự phát triển của cây cà phê so với trước đó. Đây vẫn là nhân tố kìm hãm sự tăng lên của giá Arabica giao dịch trên Sở ICE.

Tồn kho giảm mạnh và triển vọng FED ngừng tăng lãi suất có thể là yếu tố hỗ trợ cho giá đồng
Phiên sáng đầu tuần ngày 27/03, giá đồng giảm nhẹ khi nhà đầu tư đánh giá lại nhu cầu tiêu thụ tại quốc gia tiêu thụ đồng hàng đầu là Trung Quốc.
Sáng nay, Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố mức lợi nhuận công nghiệp trong 2 tháng đầu năm bất ngờ sụt giảm 22.9% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy mặc dù hoạt động sản xuất công nghiệp tại nước này đã dần phục hồi tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn khi nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những áp lực nhất định như tỷ lệ thất nghiệp cao vượt dự tính và sự sụt giảm liên tục trong đầu tư bất động sản. Do đó, giá đã suy yếu nhẹ trong phiên sáng. Tuy vậy, trong dài hạn, nền kinh tế Trung Quốc dần phục hồi vẫn sẽ là động lực giúp giá đồng tăng. Ngân hàng Goldman Sachs vẫn lạc quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nội địa của Trung Quốc và mới đây đã nâng dự báo về tốc độ tăng trưởng GDP trong năm nay từ 5.5% lên 6%.
Bên cạnh đó, đồng USD suy yếu và nguồn cung hạn chế cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy giá đồng. Trong bối cảnh những lo ngại trong lĩnh vực ngân hàng vẫn chưa được đẩy lùi hoàn toàn sau khi cổ phiếu của Deutsche Bank lao dốc vào thứ Sáu, dòng tiền tiếp tục được phân bổ sang các kênh đầu tư trú ẩn an toàn và có thể khiến đồng USD suy yếu. Hơn nữa, triển vọng Fed ngừng tăng lãi suất cũng phần nào làm giảm đà tăng của đồng USD, chỉ số Dollar Index sáng nay tiếp tục giảm về mức 103 điểm. Theo công cụ theo dõi lãi suất CME FedWatch, xác suất Fed tạm dừng tăng lãi suất trong phiên họp tháng Năm đạt hơn 80%.
Về yếu tố nguồn cung, tồn kho đồng trên các Sở Giao dịch lớn tiếp tục suy yếu. Tổng lượng đồng dự trữ trên 3 Sở LME, Sở COMEX và Sở Thượng Hải hiện chỉ đạt 164,559 tấn, giảm hơn 36% từ mức cao nhất đạt được vào cuối tháng 2.
