Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng do các số liệu cho thấy nhu cầu xăng ở Mỹ đang tăng lên và lạm phát của Mỹ thấp hơn dự kiến khiến các nhà đầu tư lại tìm tới những tài sản rủi ro cao.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent tăng 1,09 USD, tương đương 1,1%, lên 97,40 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,43 USD, tương đương 1,6%, lên 91,93 USD.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 5,5 triệu thùng trong tuần gần đây, nhiều hơn mức dự kiến là 73.000 thùng.
Tuy nhiên, các kho dự trữ xăng của Mỹ giảm mạnh do nhu cầu tăng trở lại sau nhiều tuần không có nhiều biến động dù mùa lái xe cao điểm - mùa hè.
Matt Smith, nhà phân tích hàng đầu về dầu mỏ thuộc Kpler, cho biết: “Mọi người đều tập trung rất nhiều vào khả năng nhu cầu sụt giảm, vì vậy việc thấy nhu cầu có dấu hiệu phục hồi vượt mức trong tuần trước có lẽ đã mang lại sự an ủi cho những người thực sự lo ngại về điều đó”.
Cung ứng sản phẩm xăng trong tuần gần đây nhất đã tăng lên 9,1 triệu thùng/ngày, mặc dù con số đó vẫn cho thấy nhu cầu giảm 6% trong 4 tuần qua so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà khai thác đường ống và lọc dầu của Mỹ dự kiến tiêu thụ năng lượng mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2022, kết quả đánh giá về thu nhập của các công ty do Reuters khảo sát cho thấy.
Giá tiêu dùng của Mỹ không đổi trong tháng 7 do giá xăng dầu giảm mạnh, mang lại niềm vui cho những người Mỹ đã chứng kiến lạm phát leo thang trong hai năm qua. Điều đó đã góp phần làm tăng giá các tài sản rủi ro bao gồm cổ phiếu, trong khi đồng đô la Mỹ giảm hơn 1% so với rổ tiền tệ. Với hầu hết doanh số bán dầu trên toàn thế giới được giao dịch bằng đô la, đồng bạc xanh suy yếu hỗ trợ cho giá dầu. Tuy nhiên, giá dầu thô tăng khá khiêm tốn.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm sau phát biểu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm giảm hy vọng về việc Fed sẽ từ bỏ kế hoạch thắt chặt tiền tệ tích cực để ngăn chặn lạm phát.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.788,39 USD/ounce, trước đó có lúc giá tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 5 tháng 7 sau dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ. Giá vàng kỳ hạn tương lai tăng gần 0,1% lên 1.813,7 USD.
Dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ đã không tăng trong tháng 7 do chi phí xăng dầu giảm, dấu hiệu đáng chú ý đầu tiên về việc đà tăng lạm phát trong 2 năm qua đã tạm dừng.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao của Kitco Metals cho biết: "Vàng ban đầu có phản ứng giật cục sau dữ liệu lạm phát do các nhà đầu tư kỳ vọng vào việc Fed bớt ‘diều hâu’”.
Kim loại này, vốn có xu hướng hoạt động tốt trong môi trường lãi suất thấp, đã chịu áp lực sau khi Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari và Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans tái xác nhận lộ trình tăng lãi suất tích cực.
Kashkari cho biết ngân hàng trung ương Mỹ sẽ cần tăng lãi suất chính sách của mình lên 3,9% vào cuối năm và lên 4,4% vào cuối năm 2023 để kiềm chế lạm phát. .
Trong khi đó, Goldman Sachs cắt giảm dự báo giá đối với kim loại này, nói rằng "về mặt cấu trúc, vàng có khả năng vẫn bị giới hạn bởi các yếu tố tăng trưởng kinh tế và thắt chặt chính sách, tiếp tục bù trừ lẫn nhau."
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,2% lên 20,53 USD/ounce, bạch kim tăng 0,7% lên 939,97 USD trong khi palladium tăng 1,5% lên 2.249,14 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng lên mức cao nhất trong hơn 5 tuần sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát của Mỹ yếu hơn dự kiến, làm dấy lên hy vọng rằng việc tăng lãi suất sẽ ít gay gắt hơn và giảm bớt lo ngại về suy thoái.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London đã tăng 1,3% lên 8.089 USD/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 1/7, sau khi giảm xuống 7.889 USD trước đó. Đồng kỳ hạn tương lai trên sàn Comex của Mỹ tăng 1,9% lên 3,65 USD/lb.
Chỉ số đô la Mỹ giảm hơn 1%, khiến hàng hóa được định giá bằng đồng tiền của Mỹ rẻ hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Trước đó, giá đồng và nhôm giảm sau khi dữ liệu từ nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới - Trung Quốc - cho thấy lĩnh vực xây dựng yếu kém.
Lĩnh vực xây dựng là động lực thúc đẩy nhu cầu chính đối với cả đồng và nhôm.
Đối với các kim loại cơ bản khác, giá kẽm kỳ hạn giao sau 3 tháng tăng 2,2% lên 3.614,50 USD/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 22/6; nickel tăng 4,4% lên 22.500 USD/tấn, thiếc tăng 0,5% lên 24.550 USD và chì tăng 0,6% lên 2.178,50 USD.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm khỏi mức cao nhất trong vòng 8 ngày do triển vọng nhu cầu không chắc chắn tại nước sản xuất thép hàng đầu thế giới – Trung Quốc - khiến các nhà giao dịch thận trọng.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) kết thúc phiên giao dịch ban ngày giảm 1,7% xuống 724,50 nhân dân tệ (107,21 USD)/tấn.
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng giao tháng 9 tăng 0,9% lên 110,60 USD/tấn. Các nguyên liệu đầu vào sản xuất thép khác cũng giảm, trong đó than luyện cốc trên sàn Đại Liên giảm 2,8% và than cốc giảm 2,5%.
Giá thép cây và thép cuộn cán nóng trên sàn Thượng Hải đều giảm 1,1%, trong khi thép không gỉ giảm 1,8%.
Giá quặng sắt đã tăng trở lại từ mức thấp nhất trong 7 tháng vào đầu tháng 7, khi nhu cầu thép từ ngành xây dựng của Trung Quốc tăng lên, nâng giá và biên lợi nhuận và thúc đẩy các nhà máy khởi động lại một số lò cao không hoạt động của họ.
Nhưng các nhà phân tích cho biết chi phí đầu vào sản xuất thép tăng đã đặt ra nghi ngờ về tính bền vững của việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận và cuối cùng có thể hạn chế các nhà máy khởi động lại các lò cao khác.
Việc cắt giảm sản lượng thép bắt buộc ở Trung Quốc nhằm mục đích hạn chế khí thải, cùng với cuộc khủng hoảng tài chính đang nhấn chìm các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc và việc phong tỏa chống-19, cũng đang làm mờ triển vọng nhu cầu đối với các nguyên liệu sản xuất thép.
Giám đốc điều hành Atilla Widnell của Navigate Commodities cho biết: “Chúng tôi tin tưởng một cách lý tưởng rằng các nhà máy thép Trung Quốc sẽ không thể bất chấp các mục tiêu chính thức… lâu dài mặc dù lợi nhuận đã được cải thiện”.
Ông nói: “Các nhà máy thép trong nước càng tăng tỷ lệ sản xuất, thì họ càng có xu hướng giảm và ăn mòn tỷ suất lợi nhuận được cải thiện gần đây”.
Các thị trường cũng cân nhắc các báo cáo rằng một số lò cao có công suất nhỏ ở Hà Bắc, tỉnh sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc, sẽ đóng cửa vĩnh viễn vào cuối năm 2022.
Thêm vào tâm trạng ảm đạm, lạm phát của Trung Quốc đã đạt mức cao nhất trong hai năm vào tháng Bảy.
Trên thị trường nông sản, giá ngô và lúa mì tiếp tục tăng do thời tiết khô nóng ở các khu vực trồng trọt ở Mỹ và châu Âu gây lo ngại ảnh hưởng đến sản lượng, trong khi đậu tương giảm khỏi mức cao gần đây.
Giá ngô kỳ hạn tháng 12 kết thúc phiên tăng 4-1/2 cent lên 6,18-1/2 USD/lb, sau khi đạt 6,28 USD, mức cao nhất kể từ ngày 29 tháng 7. Giá lúa mì phiên này tăng 22 US cent lên 8,03-1/2 USD/lb. Trong khi đó, giá đậu tương kỳ hạn thagns 8 giảm 4-1/2 cent xuống 16,88-3/4 USD/bushel, sau khi có lúc đạt 17,30-3/4 USD.
Các khu vực của Trung Tây nước Mỹ những ngày gần đây đã có mưa, nhưng nắng nóng ở phía tây của vành đai nông trại dự kiến sẽ tiếp tục gây căng thẳng cho cây trồng.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tương lai tăng hơn 3%, trong khi giá đường thô trên sàn ICE tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tuần, được thúc đẩy bởi lo ngại về triển vọng mùa vụ ở Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Đồng đô la yếu đi cũng giúp hỗ trợ giá những mặt hàng tính bằng USD.
Giá đường thô kỳ hạn giao tháng 10 tăng 0,3 cent, tương đương 1,7%, lên 18,28 cent/lb, sau khi đạt đỉnh 18,40 cent - mức cao nhất trong tháng kể từ ngày 22/7. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn cũng tăng 7,10 USD hay 1,3% lên 549,70 USD/tấn.
Các đại lý cho biết các yếu tố hỗ trợ bao gồm lo ngại rằng thời tiết khô nóng có thể hạn chế sản xuất ở Liên minh châu Âu và dự báo cảnh báo lũ lụt ở Trung Quốc.
"Các nhà dự báo thời tiết đang dự báo về một đợt lũ lụt khác ở các vùng trồng mía của Trung Quốc có khả năng gây hại cho mùa màng (và có thể là cơ sở hạ tầng). Vì vậy, sản lượng đường của Trung Quốc hiện nằm trong danh sách cần theo dõi", nhà phân tích Tobin Gorey của Commonwealth Bank of Australia cho biết.
Tuy nhiên, mức tăng đã bị giới hạn bởi báo cáo sản xuất tại khu vực trung nam của Brazil cho thấy sản lượng đường và mía ép cao hơn kỳ vọng của thị trường.
Giá cà phê arabica giao tháng 9 tăng 7,7 cent, tương đương 3,6%, lên 2,2045 USD/lb do thị trường tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ nguồn cung thắt chặt trong ngắn hạn. Cà phê robusta giao tháng 11 tăng 49 USD, tương đương 2,3% lên 2.149 USD/tấn.
Các đại lý cho biết khối lượng xuất khẩu của Brazil trong tháng 7 ở mức thấp. "Xuất khẩu có xu hướng tăng trong tháng 8. Nếu không thấy tăng trong tháng tới, có khả năng sản lượng vụ này giảm ", nhà phân tích Ryan Delany của Học viện Thương mại Cà phê Brazil cho biết.
Lượng dự trữ arabica được ICE chứng nhận lần đầu tiên kể từ tháng 6 năm 1999 xuống dưới 600.000 bao, còn 591.959 bao.
Giá cao su tại châu Á giảm do giá dầu giảm. Theo đó, cao su kỳ hạn tháng 1 trên sàn Osaka (Nhật Bản) giảm 2,9 yên, tương đương 1,2%, xuống 231,0 yên (1,71 USD)/kg. Hợp đồng cao su giao tháng 1 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 315 nhân dân tệ xuống 12,920 nhân dân tệ (1,912 USD)/tấn. Hợp đồng cao su giao tháng trước 9 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore giao tháng 9 giao dịch lần cuối ở mức 153,0 US cent/kg, giảm 0,9% so với phiên trước.
Thị trường cao su tự nhiên đang theo xu hướng giá dầu giảm do các nhà sản xuất không tập trung chuyển sang sử dụng cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, do đó khiến giá cao su tự nhiên giảm.
Về nguồn cung, sản lượng cao su từ nhà sản xuất hàng đầu - Thái Lan - có thể bị ảnh hưởng do mưa lớn và cảnh báo lũ lụt do bão nhiệt đới Mulan được dự báo sẽ tiếp tục xảy ra trên toàn quốc.
Giá hàng hóa thế giới
 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)