Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng hơn 3 USD/thùng khi sự gián đoạn của hoạt động xuất khẩu tại Iraq làm tăng thêm lo ngại về nguồn cung dầu thô trong khi việc mua lại ngân hàng ở Mỹ làm giảm bớt lo ngại rằng bất ổn tài chính có thể gây tổn hại cho nền kinh tế và cắt giảm nhu cầu nhiên liệu.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent kỳ hạn giao sau tăng 3,13 USD, tương đương 4,2%, lên 78,12 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 3,55 đô la, tương đương 5,1%, lên 72,81 USD.
Trong tuần trước, giá dầu Brent đã tăng 2,8% trong khi giá dầu WTI tăng 3,8% khi những lo lắng về lĩnh vực ngân hàng dịu bớt.
Giá dầu đã tăng sau khi Iraq quyết định ngừng xuất khẩu 450.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Khu vực bán tự trị người Kurd và các mỏ ở Bắc Kirkuk, liên quan đến vụ kiện từ năm 2014, với việc Baghdad cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm thỏa thuận chung khi cho phép Chính quyền Khu tự trị người Kurd (KRG) xuất khẩu dầu thô thông qua một đường ống dẫn đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ.
Giá tăng khi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng bơm dầu thô từ khu vực người Kurd thông qua một đường ống sau phán quyết trọng tài xác nhận cần có sự đồng ý của Baghdad để vận chuyển dầu. Lượng xuất khẩu chiếm khoảng 0,5% nguồn cung dầu toàn cầu, tương đương 450.000 thùng mỗi ngày.
John Kilduff, đối tác của công ty quản lý vốn Again Capital LLC ở New York, cho rằng sự sụt giảm nguồn cung sẽ làm trầm trọng thêm bất kỳ tình huống xấu nào đối với nguồn cung trong tương lai.
Về lĩnh vực ngân hàng, First Citizens BancShares Inc cho biết họ sẽ mua lại các khoản tiền gửi và khoản vay của Ngân hàng Silicon Valley, khép lại một chương trong cuộc khủng hoảng niềm tin đã làm sôi động thị trường tài chính.
Fiona Cincotta, nhà phân tích thị trường của công ty tài chính City Index (Vương quốc Anh) cho biết giá dầu đang kéo dài đà tăng từ tuần trước khi các nhà đầu tư cân nhắc những nỗ lực của chính phủ nhằm xoa dịu mối lo ngại về hệ thống ngân hàng toàn cầu.
Bên cạnh đó, cũng có những hy vọng về việc hỗ trợ thêm cho hoạt động cấp vốn ngân hàng sau khi có báo cáo cho rằng Chính phủ Mỹ đang cân nhắc về việc mở rộng các cơ sở cho vay khẩn cấp.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Moscow gần đạt được mục tiêu cắt giảm sản lượng dầu thô 500.000 thùng/ngày xuống còn khoảng 9,5 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô của Nga dự kiến sẽ duy trì ổn định do nước này cắt giảm sản lượng lọc dầu trong tháng 4, dữ liệu từ các nguồn công nghiệp và tính toán của Reuters cho thấy.
Về phía nhu cầu, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 6,2% vào năm 2023 so với mức của năm ngoái lên 540 triệu tấn, theo dự báo hàng năm của một đơn vị nghiên cứu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc.
Các nhà đầu tư đang chờ dữ liệu hàng tồn kho của Mỹ. Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng khoảng 200.000 thùng vào tuần trước.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm hơn 1% khi những lo ngại về cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng dịu bớt và các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản rủi ro hơn như chứng khoán.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 1,2% xuống 1.952,95 USD/ounce; vàng giao sau giảm 1,5% xuống 1.953,80 USD. Giá bạc giao ngay phiên này giảm 1,1% xuống 22,98 USD/ounce, bạch kim 0,6% xuống 970,81 USD và palladium giảm 0,2% xuống 1.412,97 USD.
Phillip Streible, chiến lược gia của công ty dịch vụ tài chính Blue Line Futures ở Chicago, cho biết lo ngại lắng dịu và nhà đầu tư bắt đầu bán ra vàng và quay lại với một số tài sản rủi ro.
Thương vụ First Citizens mua lại các khoản tiền gửi và khoản vay của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) đã giúp các chỉ số chính trên Phố Wall tăng cao hơn và kéo giá vàng xuống dưới mốc 2.000 USD/ounce.
Ông Streible cho biết: “Phần lớn đà phục hồi của thị trường vàng là do bù đắp thiếu hụt”, đồng thời cho biết thêm rằng giá có thể sẽ tiếp tục chịu sức ép trong thời gian tới.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh Minneapolis, Neel Kashkari, đã cảnh báo những căng thẳng gần đây của ngành ngân hàng và kịch bản về sự suy yếu của hoạt động tín dụng sẽ khiến kinh tế Mỹ tiến gần hơn đến suy thoái. Tuy nhiên, các quan chức của Fed cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy căng thẳng tài chính đang trở nên tồi tệ hơn.
Lukman Otunuga, nhà phân tích của công ty tài chính FXTM, nhận định sau khi giá vàng chạm ngưỡng 2.000 USD/ounce vào tuần trước, nhu cầu đối với kim loại quý này cũng đã giảm bớt do sự ổn định của đồng USD và các tín hiệu trái chiều về chính sách tiền tệ từ Fed.
Tuần trước, Fed cho biết cơ quan này sắp tạm dừng việc tăng lãi suất. Động thái đã làm tăng sức hấp dẫn của vàng.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng nhẹ khi những lo ngại về tình trạng hỗn loạn của ngành ngân hàng giảm bớt, nhưng giá vẫn chịu áp lực khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho việc thắt chặt tín dụng sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế và nhu cầu kim loại.
Kết thúc phiên 27/3 trên Sàn giao dịch kim loại London (LME), giá đồng kỳ hạn 3 tháng tăng 0,4% lên 8.952,50 USD/tấn, với thị trường chứng khoán Mỹ cũng phục hồi.
Giá của kim loại được sử dụng trong hệ thống dây điện này đã giảm từ mức cao nhất trong 7 tháng là 9.550,50 đô la vào tháng 1 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức thấp nhất của năm ngoái là 6.955 đô la. Nhiều nhà phân tích kỳ vọng một đợt phục hồi trên 10.000 đô la trong năm nay.
Nhu cầu đồng ở Trung Quốc, nước tiêu dùng lớn nhất, đang tăng lên, nhưng sự khó khăn của các ngân hàng đã làm tăng nguy cơ cho vay bị đình trệ, bất chấp việc bán Ngân hàng Silicon Vallwy (SVB) cho một công ty ngang hàng ở khu vực của Mỹ và các báo cáo về khả năng mở rộng các nguồn tài trợ.
Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết: “Dự báo trường hợp cơ bản của chúng tôi đối với kim loại cơ bản trong năm nay bao gồm căng thẳng giữa suy thoái kinh tế nhẹ của Mỹ phát triển vào cuối năm nay và môi trường tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn vào năm 2023 ở Trung Quốc”. "Do đó, mặc dù chúng tôi thấy giá kim loại cơ bản giảm xuống trong quý tới, nhưng chúng tôi không kêu gọi giảm giá quá mức và vẫn dự báo sự phục hồi bền vững hơn sẽ phát triển vào năm 2024."
Tuy nhiên, các nhà phân tích của Citi cho biết đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng và sản xuất rất mạnh nhưng đầu tư vào bất động sản, một nguồn tiêu thụ kim loại chính, lại yếu.
Về các kim loại cơ bản khác, giá nhôm trên sàn LME cũng tăng 1,2% lên 2.364 USD/tấn, kẽm tăng 0,8% lên 2.914,50 USD; chì tăng 0,3% lên 2.132,50 USD; niken tăng 1,1% lên 23.715 USD; thiếc tăng 2,5% lên 25.455 USD/tấn.
Giá quặng sắt trên thị trường châu Á tăng trở lại sau khi nhà đầu tư bán quá mức ở phiên liền trước, mặc dù sự thất vọng của các thương nhân, đặc biệt là do nhu cầu ảm đạm đối với các sản phẩm thép xây dựng tại Trung Quốc đã hạn chế mức tăng.
Giá nguyên liệu sản xuất thép đã giảm vào tuần trước, chạm mức thấp nhất trong hơn 5 tuần trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc và giảm xuống dưới 120 USD/tấn trên Sàn giao dịch Singapore.
Cùng với sự thất vọng về nhu cầu đối với các sản phẩm thép xây dựng giảm trong mùa cao điểm thường xảy ra, tâm lý cũng bị giảm sút bởi thông tin nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc đang xem xét cắt giảm sản lượng thép thô hàng năm khoảng 2,5% trong năm nay để phù hợp với kế hoạch đề ra. chính sách hạn chế khí thải.
Các thương nhân cũng lưu tâm đến các cảnh báo thường xuyên của các nhà quản lý Trung Quốc về việc đầu cơ thị trường quá mức và tích trữ quặng sắt, vì giá đã tăng đáng kể từ mức thấp trong tháng 10 do kỳ vọng nhu cầu mạnh mẽ từ nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi.
Kết thúc phiên giao dịch, quặng sắt kỳ hạn tháng 5, trên sàn giao dịch Đại Liên tăng 2,2% lên 873,5 nhân dân tệ (127,00 USD)/tấn, sau khi giảm bảy phiên liên tiếp. Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng giao tháng 4 tăng 0,4% lên 120,15 USD/tấn.
Giá thép cây trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,5% sau đợt bán tháo kéo dài 8 phiên, trong khi thép cuộn cán nóng đi ngang, dây thép cuộn tăng 3% nhưng thép không gỉ giảm 0,4%.
Trên thị trường nông sản, giá các loại ngũ cốc Mỹ tăng do sự không chắc chắn về vụ mùa. Theo đó, giá ngô kỳ hạn tương lai trên sàn Chicago đảo ngược mức giảm và kết thúc phiên tăng do lo ngại về sự chậm trễ trong việc trồng trọt của Mỹ, lúa mì và đậu nành cũng tăng giá. Cụ thể, giá ngô tăng 5-1/4 cent ở mức 6,48-1/4 USD/bushel, phục hồi sau khi giảm xuống 6,37 USD vào đầu phiên.
Giá đậu tương lúc đóng cửa tăng 14 US cent lên 14,42-1/4 USD/bushel, phục hồi sau khi giảm xuống 14,05 USD ở phiên liền trước, mức thấp nhất kể từ ngày 31 tháng 10. Giá lúa mì đỏ mềm vụ đông trên sàn Chicago (CBOT) kết thúc phiên tăng 9,5 US cent lên 6,98 USD/bushel do tình trạng khô hạn tiếp diễn ở vùng đồn bằng phía nam nước Mỹ.
Giá đường trắng giao tháng 5 trên sàn London tăng 5,90 USD, tương đương 1%, lên 603,50 USD/tấn. Hợp đồng này trước đó có lúc đạt mức giá cao nhất trong 6 tháng trước đó do triển vọng vụ mùa ở châu Âu xấu đi.
"Chúng tôi cho rằng diện tích củ cải đường châu Âu năm 2023sẽ thấp thứ hai trong 6 năm ", Stephen Geldart, nhà phân tích của nhà môi giới Czarnikow, cho biết. "Điều này xảy ra mặc dù giá củ cải trả cho nông dân tăng tới 50% trong năm nay."
Đường thô giao tháng 5 trên sàn New York tăng 0,11 cent, tương đương 0,5%, lên 20,93 cent/lb. Các đại lý cho biết thị trường đường được thúc đẩy một phần nhờ lợi nhuận trên thị trường năng lượng.
Giá cà phê arabica giao tháng 5 giảm 2,35 cent, tương đương 1,3%, xuống 1,769 USD/lb; cà phê robusta giao tháng 5 tăng 25 USD, tương đương 1,1%, lên 2.214 USD/tấn.
Thị trường vẫn bị giới hạn trong một phạm vi gần đây cho đến khi có nhiều thông tin rõ ràng hơn về quy mô vụ mùa mới của Brazil.
Công ty tư vấn Pharos cho biết trong một lưu ý rằng nông dân Brazil đang hạn chế kết thúc các giao dịch bán kỳ hạn, chờ đợi vụ thu hoạch bắt đầu.
“Những lo ngại về thu hoạch ở Brazil và Colombia đang hỗ trợ giá cà phê,” Fitch Solutions cho biết trong bản cập nhật hàng tháng phát hành vào thứ Hai.
Giá cao su trên thị tường Nhật Bản ghi nhận mức tăng hàng ngày cao nhất kể từ tháng 1 năm 2022 khi các nhà giao dịch đánh giá nỗ lực của các cơ quan quản lý nhằm ngăn chặn rủi ro trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Hợp đồng cao su giao tháng 8 của Sở giao dịch Osaka kết thúc ở mức 6,5 yên, tương đương 3,2%, cao hơn ở mức 210,5 yên (1,61 USD)/kg. Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 180 NDT lên 11.875 NDT (1.726,59 USD)/tấn.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 4 của Sở giao dịch Singapore tăng 1,1% lên 132,5 US cent/kg.
Tồn kho cao su tại các kho do Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giám sát đã tăng 0,2 % so với một tuần trước đó. Sự sụt giảm lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc trong hai tháng đầu năm 2023 gia tăng do nhu cầu yếu và chi phí cao liên tục khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải vật lộn để thoát khỏi hoàn toàn những tác động dài hạn của COVID.
Tuy nhiên, thị trường cao su thiên nhiên được hỗ trợ bởi giá dầu tăng do các nhà sản xuất được khuyến khích chuyển từ cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, đẩy giá cao su thiên nhiên cao hơn.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

72,73

-0,08

-0,11%

Dầu Brent

USD/thùng

77,77

-0,35

-0,45%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

61.450,00

+1.770,00

+2,97%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,10

+0,01

+0,38%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

268,03

-0,39

-0,15%

Dầu đốt

US cent/gallon

277,45

+0,41

+0,15%

Dầu khí

USD/tấn

783,25

+14,75

+1,92%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

75.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.979,40

+7,90

+0,40%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.233,00

-43,00

-0,52%

Bạc New York

USD/ounce

23,23

+0,09

+0,37%

Bạc TOCOM

JPY/g

95,90

+0,50

+0,52%

Bạch kim

USD/ounce

979,85

+1,81

+0,19%

Palađi

USD/ounce

1.423,88

+1,06

+0,07%

Đồng New York

US cent/lb

410,40

+2,55

+0,63%

Đồng LME

USD/tấn

8.964,00

+42,50

+0,48%

Nhôm LME

USD/tấn

2.363,50

+26,50

+1,13%

Kẽm LME

USD/tấn

2.912,00

+20,50

+0,71%

Thiếc LME

USD/tấn

25.421,00

+591,00

+2,38%

Ngô

US cent/bushel

646,25

-2,00

-0,31%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

698,25

+0,25

+0,04%

Lúa mạch

US cent/bushel

377,00

-0,25

-0,07%

Gạo thô

USD/cwt

17,78

-0,05

-0,31%

Đậu tương

US cent/bushel

1.442,25

0,00

0,00%

Khô đậu tương

USD/tấn

446,40

+0,40

+0,09%

Dầu đậu tương

US cent/lb

54,51

-0,04

-0,07%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

754,60

+1,40

+0,19%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.902,00

+18,00

+0,62%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

176,90

-2,35

-1,31%

Đường thô

US cent/lb

20,93

+0,11

+0,53%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

252,55

-1,40

-0,55%

Bông

US cent/lb

79,81

+0,29

+0,36%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

397,90

-15,60

-3,77%

Cao su TOCOM

JPY/kg

135,40

+0,50

+0,37%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)